Brand Storytelling (kể câu chuyện thương hiệu) là việc sử dụng câu chuyện hay, thú vị để kết nối thương hiệu với khách hàng. Storytelling có thể được kể dưới dạng truyện ngắn, Video hay hình ảnh… Nó có thể giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu hiệu quả.
Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu về cách câu chuyện thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển trong năm 2022 nhé.
Doanh nghiệp kể câu chuyện nhằm thu hút sự chú ý, tạo sự khác biệt với các đối thủ và trên hết là giúp bán hàng tốt hơn. Cụ thể:
Trên thực tế rất ít người tiêu dùng chủ động tìm kiếm quảng cáo. Hầu hết họ cảm thấy phiền phức với các quảng cáo trực tuyến và tìm cách giảm lượng tiếp thị. Tuy nhiên, muốn bán được sản phẩm/dịch vụ thì bạn phải quảng cáo. Chính vì lẽ đó, bạn cần tìm ra cách để khiến các quảng cáo trở nên thu hút, hấp dẫn khán giả của mình, hoặc ít nhất là đảm bảo họ không ghét nó.
Kể chuyện là một cách để quảng cáo không trở nên nhàm chán. Bởi vì đa số chúng ta đều bị thu hút bởi một cốt truyện thú vị, dí dỏm hơn là những lời khoe khoang hay một danh sách các số liệu thống kê và tính năng. Một chiến dịch Brand Storytelling bắt đầu bằng một câu chuyện súc tích và thú vị sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm/dịch vụ của mình mà không làm “phật lòng” những “thượng đế”. Điều này giúp thu hút sự chú ý của khách hàng vô cùng hiệu quả.
Brand Storytelling không chỉ thu hút sự quan tâm đến thương hiệu của bạn mà nó còn khiến những người theo dõi quảng bá về doanh nghiệp của bạn ngay cả khi họ không mua bất cứ thứ gì. Điều này giúp thúc đẩy tỷ lệ mua hàng một cách đơn giản.
Theo lẽ thường, người mua sẽ so sánh ưu và nhược điểm của từng thương hiệu trên thị trường và chọn phương án phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này không diễn ra thường xuyên. Thay vào đó, một số khách hàng bỏ qua những lợi ích của sản phẩm cao cấp để ủng hộ sản phẩm mà họ hướng tới. Hoặc họ buộc phải đưa ra quyết định dựa trên các tiêu chí khác.
Điều này phổ biến hơn bạn nghĩ. Câu chuyện của thương hiệu có thể khiến người tiêu dùng cân nhắc mua hàng của bạn. Dù ít hay nhiều, các khách hàng tiềm năng đang mua hàng dựa trên sự kết nối cảm xúc. Vì vậy nếu không bán hàng theo cách đó, bạn có thể bị tụt lại phía sau. Kể chuyện là một cách để thu hút cảm xúc vô cùng hiệu quả. Nếu có một chiến dịch Brand Storytelling với câu chuyện thú vị đằng sau thương hiệu của bạn thì rõ ràng nó đã thành công trong việc dành được sự quan tâm từ khách hàng.
Nếu bạn muốn bán hàng dựa vào những lời giới thiệu, quảng cáo na ná nhau về những sản phẩm hoặc dịch vụ gần giống với đối thủ thì đây quả là một kế hoạch tồi tệ. Bạn cần tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và Brand Storytelling sẽ giúp bạn làm điều đó.
Tương tự như việc mỗi người có một câu chuyện cuộc đời khác nhau thì mỗi doanh nghiệp cũng là duy nhất, ngay cả khi họ có những đặc điểm bên ngoài giống nhau.
Chẳng hạn, GEICO và Allstate là những công ty bảo hiểm và họ cung cấp sản phẩm gần giống nhau: chủ yếu là bảo hiểm nhà và ô tô. Nhưng họ đang quảng cáo cho thương hiệu của mình theo cách rất khác nhau. GEICO ban đầu được thành lập để phục vụ cho các nhân viên của chính phủ liên bang, nhưng đã phát triển thành công ty bảo hiểm ô tô lớn thứ hai trong nước kể từ khi mở cửa. Allstate được thành lập như một bộ phận của Sears, nhưng hiện đã hoạt động độc lập và được xếp hạng là công ty bảo hiểm nội địa lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Họ đều là những “gã khổng lồ” trong ngành, vậy làm cách nào để họ thuyết phục người tiêu dùng mua hàng của họ mà không phải là đối thủ khác?
Thông qua Brand Storytelling, GEICO và Allstate đang kể câu chuyện thương hiệu của mình rất khác nhau. Allstate nhấn mạnh về những vấn đề không thể đoán trước, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Và họ chính là người sẽ bảo vệ khách hàng thoát khỏi tình trạng thảm thương đó.
Triển khai thành công chiến lược Brand Storytelling với 3 bước, bao gồm: xác định góc nhìn người kể chuyện, xây dựng câu chuyện và lựa chọn cách kể chuyện.
Xác định góc nhìn người kể chuyện là bước đầu tiên trong kế hoạch triển khai chiến lược Brand Storytelling. Đối với các doanh nghiệp, kể chuyện từ góc nhìn của khách hàng sẽ thể hiện sự tương tác thành công với thương hiệu. Bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu những nhu cầu, cảm xúc của họ nhằm dành được sự đồng cảm của khách hàng với câu chuyện.
Một cốt chuyện được xây dựng chặt chẽ, bài bản và thú vị sẽ thu hút khách hàng tiềm năng. Câu chuyện nên bao gồm lời hứa thương hiệu (Brand Promise) và lợi ích thương hiệu (Brand Benefit). Hãy thể hiện lợi ích thương hiệu thông qua lời hứa thương hiệu, hoặc khi lời hứa được thực hiện để phục vụ cộng đồng.
Khi đã có một câu chuyện, bạn cần định hình được phương pháp kể chuyện. Một câu chuyện thương hiệu hay phải linh hoạt để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông. Câu chuyện của bạn phải khiến người nghe tự đặt câu hỏi hoặc thôi thúc họ chia sẻ trên Twitter hay Facebook. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo câu chuyện của mình được kể nhiều lần mà không gây nhàm chán.
Phát triển thương hiệu với Brand Storytelling không hề khó nếu bạn áp dụng 4 cách sau đây:
Xây dựng tính cách thương hiệu là một phương pháp khiến Brand Storytelling trở nên thu hút. Tính cách giúp thương hiệu trở nên khác biệt và truyền tải câu chuyện hiệu quả hơn. Giống như con người, mỗi thương hiệu cũng được xây dựng dựa trên niềm tin và giá trị cốt lõi cơ bản. Do đó, việc xác định tính cách và vẻ ngoài cho thương hiệu cũng giúp khách hàng hiểu được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
Khi đã có câu chuyện thương hiệu của riêng mình, bạn cần kết nối với khách hàng trên mọi kênh truyền thông Social Media để càng nhiều người biết đến câu chuyện của bạn càng tốt. Điều này giúp việc phát triển thương hiệu với Brand Storytelling trở nên hiệu quả vô cùng.
Các câu chuyện hoạt động tốt trên phương tiện truyền thông xã hội. Sử dụng các đoạn trích, trích dẫn và giai thoại để giúp người xem biết được nội dung của từng câu chuyện. Theo thời gian, những câu chuyện này sẽ gắn liền với thương hiệu của bạn.
Bạn cần kích thích khách hàng tương tác với nội dung câu chuyện mà bạn đang kể. Mỗi lượt xem, Like hay Share của khách hàng đều góp phần tạo nên thành công trong việc phát triển thương hiệu với Brand Storytelling.
Brand Storytelling là trợ thủ đắc lực giúp thương hiệu doanh nghiệp tỏa sáng. Những cái tên có thể dễ quên nhưng câu chuyện hay thì sẽ đọng lại trong tâm trí khách hàng. Bởi vậy, áp dụng hình thức này trong chiến dịch Marketing là điều mà các doanh nghiệp ngày nay nên làm. Đây cũng là một