Bạn đã biết tại sao khách hàng rời bỏ bạn? Top 8 lý do cần tránh

Lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn là gì? Tại sao bạn luôn thất bại khi kinh doanh? Cùng Navee Academy khám phá Top 8 lý do cần tránh để kinh doanh thành công nhé!

Những lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn
Những lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn

Rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm trong kinh doanh vì mắc phải những lỗi cơ bản, khiến khách hàng rời bỏ không lý do.

Dưới đây là Top 8 lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn và cách cải thiện tình trạng này. Tìm hiểu ngay thôi nào!

Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách

Lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn đầu tiên phải kể đến đó là sản phẩm bạn cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của họ. Tình trạng xảy ra có thể do 2 nguyên nhân: do chất lượng sản phẩm của bạn chưa tốt hoặc do phần truyền thông của doanh nghiệp bạn đang PR quá “lố” về sản phẩm của mình.

Dù nguyên nhân nằm ở đâu đi chăng nữa, bạn cũng có thể tìm hiểu được sự việc một cách chi tiết thông qua những phản hồi của khách hàng. Hãy lắng nghe họ và tìm xem vấn đề doanh nghiệp bạn đang gặp phải ở đâu. Chỉ như vậy, vấn đề của bạn mới có thể được giải quyết tận gốc.

Cần duy trì thái độ phục vụ để níu chân khách hàng
Cần duy trì thái độ phục vụ để níu chân khách hàng

Sự khéo léo trong cách giải quyết của doanh nghiệp còn có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng và biến họ trở thành những khách hàng “ruột” của đơn vị. Họ sẽ không chỉ quay lại mua hàng, mà còn giới thiệu sản phẩm tới bạn bè, người thân của mình.

Thái độ phục vụ không tốt

Thái độ phục vụ không tốt chính là lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn nhất định phải nhắc tới. Bạn cần hiểu rằng khách hàng bỏ tiền ra không chỉ mua sản phẩm bạn cung cấp mà còn là thái độ cũng như chất lượng dịch vụ mà bạn mang đến. 

Giữ thái độ phục vụ chuyên nghiệp nếu không khách hàng sẽ rời bỏ bạn
Giữ thái độ phục vụ chuyên nghiệp nếu không khách hàng sẽ rời bỏ bạn

Một sản phẩm làm đẹp có thể được cung cấp bởi nhiều thương hiệu khác nhau cùng mẫu mã và mức giá vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, sự tận tâm phục vụ cũng như các chính sách chăm sóc khách hàng khéo léo thì không phải đơn vị nào cũng mang lại được.

Hãy tận dụng điều này để làm nổi bật thương hiệu trong mắt khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp bạn trên thị trường.

Trải nghiệm mua hàng kém

Một cửa hàng không được sắp xếp gọn gàng, khách hàng phải chờ thanh toán quá lâu, thủ tục đổi trả quá rắc rối… Tất cả những điều này chính là lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn từ việc gặp phải trải nghiệm mua hàng không như mong đợi.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng. Bạn cần nắm rõ điều này và tạo cho họ một trải nghiệm hoàn hảo khi đến với doanh nghiệp của mình. Bạn có thể không tin, nhưng nếu có một trải nghiệm mua sắm hài lòng, khách hàng có thể mua hàng với số lượng gấp 2, gấp 3 lần so với nhu cầu của mình đấy.

Không lắng nghe, để ý đến nhu cầu của khách

Khách hàng luôn muốn được tôn trọng và được tham gia vào quá trình phát triển của doanh nghiệp. Hãy lắng nghe và hỏi xin ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm của bạn. Thêm vào đó, hãy quan tâm tới nhu cầu của khách hàng để cải thiện sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của bạn.

Cần lắng nghe nhu cầu của khách hàng
Cần lắng nghe nhu cầu của khách hàng

Nếu bạn làm ngơ với những ý kiến của người mua, đó sẽ là lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn. Đồng thời sẽ kéo theo rất nhiều khách hàng khác, là người quen, đồng nghiệp, bạn bè… của họ, quay lưng lại với doanh nghiệp của bạn.

Chương trình bán hàng không rõ ràng

Chương trình bán hàng không rõ ràng, khiến khách hàng bị hiểu nhầm cũng là một trong những điều nhất định cần tránh. Việc này sẽ khiến khách hàng cảm thấy như mình đang bị lừa, dần dần mất niềm tin vào thương hiệu. Từ đó họ sẽ cảm thấy có ác cảm với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp và có thể tạo dư luận không tốt về sản phẩm.

Chương trình bán hàng không rõ ràng sẽ khiến khách hàng rời bỏ bạn
Chương trình bán hàng không rõ ràng sẽ khiến khách hàng rời bỏ bạn

Hãy truyền thông một cách chính xác về chương trình bán hàng và làm rõ mọi khúc mắc của người mua. Từ đó, tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc, mang lại trải nghiệm xấu về thương hiệu.

Bỏ qua chương trình chăm sóc khách hàng cũ

Bạn băn khoăn lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn một cách liên tục ư? Việc không có chương trình chăm sóc khách hàng cũ chính là lý do hàng đầu muôn thuở mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn thường mắc phải đấy.

Khách hàng cũ chính là một kho tài nguyên Data nếu bạn biết khai thác thông minh và đúng cách. Họ có thể sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn tới người quen, bạn bè, đồng nghiệp… nếu chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ chăm sóc của doanh nghiệp khiến họ hài lòng. Hãy thử nhẩm tính xem, 100 khách hàng cũ sẽ tặng cho bạn 100 Data tiềm năng mà không cần tốn thêm bất cứ chi phí nào. Vậy tại sao lại bỏ qua chương trình chăm sóc khách hàng cũ chứ?

Đối thủ cạnh tranh

Những sản phẩm thành công chắc chắn sẽ gặp phải không ít đối thủ cạnh tranh trong việc bắt chước, làm nhái, làm giả sản phẩm. Vì vậy đừng bao giờ từ bỏ việc cải thiện sản phẩm của bạn từng ngày, từng giờ để biến nó trở thành duy nhất và độc nhất trên thị trường, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. 

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn

Định giá sản phẩm không phù hợp

Giá cả là yếu tố vô cùng quan trọng để định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn cũng như tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Việc định giá sản phẩm không đúng, quá cao hoặc quá thấp, cũng là lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn.

Nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ rời bỏ bạn vì họ không đáp ứng được mức giá hoặc cảm thấy mức tiền họ phải chi trả quá cao so với những gì họ nhận được. 

Nếu giá sản phẩm quá thấp, khách hàng sẽ bỏ đi vì cho rằng chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của họ và mang tâm lý mình đang phải sử dụng hàng “rẻ tiền”, hàng “loại 2”…

Trên đây là Top 8 lý do khiến khách hàng rời bỏ bạn. Bạn đã và đang mắc phải sai lầm nào? Hãy thận trọng để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhé! Chúc bạn thành công.