Domain Authority là gì? 5 cách tăng điểm DA cho website SEO

Để xác định được chỉ số Domain Authority, Moz đã áp dụng theo thuật toán và mô hình hóa tốt nhất cách thức của Google để tạo ra bảng kết quả. Với hơn 40 tín hiệu được tích hợp, đây chỉ là số liệu so sánh số liệu xếp hạng, sự cạnh tranh giữa các trang Web. Nó không phải là một thước đo duy nhất cho các nỗ lực SEO nội bộ của bạn.

Domain Authority là điểm số nhằm xếp hạng Website của bạn
Domain Authority là điểm số nhằm xếp hạng Website của bạn

Domain Authority là gì?

Bạn đang thắc mắc Domain Authority là gì? Câu trả lời: Đây là điểm xếp hạng Website, điểm số này được phát triển bởi Moz.

Mục đích chính của DA là giúp dự đoán khả năng xếp hạng của một Website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Cách tính điểm Domain Authority

Điểm DA nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Nếu một Website đạt điểm cao sẽ có khả năng được xếp hạng cao hơn.

DA được tính bằng cách: Đánh giá dựa trên nhiều yếu tố gồm tổng số các liên kết và các Roots Domain thành một điểm DA duy nhất. Điểm số này được dùng để theo dõi Ranking Strength của một Website theo thời gian hoặc để so sánh các trang Web với nhau.

Lưu ý: Chỉ số DA này không phải là số liệu của Google dùng để xếp hạng tìm kiếm và nó sẽ không gây ảnh hưởng đến SERP.

Phân biệt Domain Authority và Page Authority

DA và PA là chỉ số đánh giá sức mạnh của một Website hoặc một Page của Website
DA và PA là chỉ số đánh giá sức mạnh của một Website hoặc một Page của Website

DA xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản là mức độ phổ biến, tuổi Domain và kích thước Website.

Nếu Domain Authority (DA) là chỉ số đánh giá sức mạnh xếp hạng dự đoán của toàn bộ trang Web thì Page Authority (PA) sẽ đánh giá sức mạnh của từng trang trong một Website.

Độ uy tín PA càng cao, càng cho thấy trang càng được xếp hàng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm. Tương tự như DA, chỉ số DA cũng có thang điểm từ 0 đến 100.

Domain Authority như thế nào là tốt?

Như đã giới thiệu ở phần trước, điểm DA sẽ giao động từ 0 đến 100 điểm. Nếu như trang Web của bạn muốn tăng từ 20 lên 30 sẽ rất là dễ dàng. Tuy nhiên để tăng từ 70 đến 80 điểm là điều khó khăn hơn.

Vậy DA như thế nào mới là tốt? Thực tế DA được dùng để so sánh giữa các trang Web với nhau nhiều hơn là để xếp hạng. Nếu như trang Web của bạn có lượng lớn các trang liên kết bên ngoài chất lượng cao (như Google.com hay Wikipedia) thì sẽ luôn nằm ở Top đầu của DA. Ngược lại, những Website có lượng liên kết ít sẽ có điểm DA thấp hơn rất nhiều.

5 cách tăng điểm DA – Domain Authority cho Website

Bạn đã xác định được điểm DA của Website mình, vậy làm cách nào để giúp điểm số này tăng cao hơn. Hãy cùng Navee Academy tham khảo 5 cách giúp tăng điểm DA sau đây nhé!

Lựa chọn tên miền đẹp, dễ nhớ

Bạn nên chọn tên miền liên quan với doanh nghiệp và giúp người dùng dễ nhớ
Bạn nên chọn tên miền liên quan với doanh nghiệp và giúp người dùng dễ nhớ

Nếu bạn mới bắt tay vào việc thiết kế Website thì chọn Domain là điều không thể thiếu. Tất nhiên bạn cần phải chọn Domain liên quan với sản phẩm, dịch vụ hay tên doanh nghiệp của mình.

Lưu ý: Bạn hãy chọn Domain tương đối dễ để khách truy cập có thể nhớ được tên Website của bạn. Từ đó họ sẽ không gặp vấn đề gì khi quay lại trang Web hay giới thiệu cho người thân, bạn bè.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn Domain ngắn gọn hoặc có thể mua tên miền cũ để tăng độ tuổi tên miền.

Còn nếu bạn đã có sẵn Domain, hãy đảm bảo rằng nó không bị hết hạn bằng cách gia hạn chúng ít nhất 3 – 5 năm nhé!

Triển khai tối ưu Onpage hiệu quả

SEO không chỉ gây ảnh hưởng đến xếp hạng trên bảng kết quả tìm kiếm mà còn làm ảnh hưởng cả điểm Domain Authority của trang. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo mình đã tối ưu tất cả các Code của trang Web bao gồm cả: Tag hình ảnh, Tag tiêu đề và nội dung của Website.

Tối ưu Onpage cho Website tốt sẽ giúp cải thiện chỉ số Domain Authority hiệu quả
Tối ưu Onpage cho Website tốt sẽ giúp cải thiện chỉ số Domain Authority hiệu quả

Ngoài ra, trong nội dung của bài viết bạn có thể tạo các biến thể như: Gạch dưới, in đậm, in nghiêng,… để tăng trải nghiệm người dùng. Từ đó, khả năng đọc bài viết và thời gian ở lại trang Web của khách truy cập sẽ cao hơn nữa.

Bạn hãy nhớ giữ cho tất cả các liên kết của mình ngắn gọn và có liên quan đến nội dung của bài viết. Bạn có thể tạo thêm một thanh bên, nơi này sẽ dành để đặt các Link của bài viết mới hoặc bài viết có nhiều người truy cập nhất. Đây cũng là điểm góp phần không nhỏ để tăng điểm DA cho Website của bạn.

Tạo nội dung liên kết từ các Website khác

Để tạo được những liên kết có chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau, việc đầu tiên bạn cần tạo nội dung chất lượng. Sau đó là đăng tải chúng lên Website một cách thường xuyên.

Nội dung chất lượng giúp Website tăng điểm Domain Authority nhờ liên kết ngoài
Nội dung chất lượng giúp Website tăng điểm Domain Authority nhờ liên kết ngoài

Một khi bạn đã tạo được nội dung chất lượng cao sẽ thu hút được rất nhiều người truy cập và chia sẻ bài viết đó. Nhờ vậy mà trang Web của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn nữa. Nếu nội dung của trang càng tốt sẽ càng thu hút được nhiều trang lớn liên kết tới bài viết.

Tất nhiên điều quan trọng là nội dung của bạn phải phù hợp với thương hiệu của mình và người đọc. Những nội dung này cần phải chứa nhiều thông tin, văn phong ổn định và có sự sáng tạo.

Cải thiện cấu trúc Website và liên kết nội bộ

Một bước giúp tăng Domain Authority tiếp theo chính là có nhiều liên kết nội bộ. Hiện nay có khá nhiều trang Web chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm các liên kết bên ngoài mà bỏ qua tầm quan trọng của liên kết nội bộ. Đây quả thực là một sai lầm khá lớn trong việc phát triển Website.

Các liên kết nội bộ sẽ giúp hướng khách truy cập đến những nội dung mà họ đang tìm kiếm. Từ đó giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng đáng kể. Nếu như người đọc càng đi sâu vào các bài viết hay các danh mục mà bạn đăng, họ có thể dễ dàng quay lại trang chủ thông qua liên kết nội bộ.

Liên kết nội bộ giúp Website của bạn nhận được nhiều tương tác hơn
Liên kết nội bộ giúp Website của bạn nhận được nhiều tương tác hơn

Bạn có thể tạo các đề xuất bên dưới bài đăng có liên quan đến chủ đề của bài viết để độc giả có thể xem thêm. Thông qua đó, đây cũng là cách giúp bạn quảng cáo bài bài viết cũ của mình. 

Không chỉ vậy, nó sẽ giúp khách hàng tránh khỏi hụt hẫng khi đọc xong bài viết nhưng lại không còn nội dung nào liên quan để họ đọc thêm. Đây là cách khiến họ sẽ tương tác với trang Web của bạn nhiều hơn.

Phần liên kết nội bộ cũng sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang Web của bạn dễ dàng hơn.

Kiểm tra và loại bỏ các liên kết gây hại

Thỉnh thoảng bạn cũng nên xem lại danh sách liên kết Website của mình. Mục đích là lọc những liên kết ngược, liên kết độc hại để loại bỏ chúng ra khỏi Website của bạn. Điều này giúp Website thân thiện hơn với người đọc, từ đó giúp tăng Domain Authority đáng kể.

Loại bỏ các liên kết gây hại cũng là cách giúp tăng điểm Domain Authority khá tốt
Loại bỏ các liên kết gây hại cũng là cách giúp tăng điểm Domain Authority khá tốt

Các liên kết hỏng hoặc dẫn đến các Website xấu sẽ gây tác động tiêu cực đến Website của bạn. Tuy nhiên để kiểm tra từng liên kết khá là rắc rối nếu như bạn có lượng liên kết khổng lồ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng một số công cụ bên ngoài để trợ giúp.

Domain Authority là số liệu quan trọng để bạn đánh giá hiệu suất tổng thể của Website. Ngoài ra, bạn có thể dùng nó để so sánh với các đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó cải thiện Website của mình tốt hơn, giúp tăng doanh số hiệu quả hơn.