Kế hoạch Digital Marketing tổng thể sẽ không thể thiếu Content Map. Nó được ví như kim chỉ nam giúp bạn gửi thông điệp phù hợp đến khách hàng mục tiêu ở đúng thời điểm.
Công cụ Content Map phù hợp để các bạn Copywriter và cả các nhà quản lý, hoạch định Digital Manager sử dụng. Cùng Navee Academy tìm hiểu ngay về công cụ này trong bài viết dưới đây!
Content Map còn được hiểu là bản đồ nội dung, nó cần bao gồm đủ 3 yếu tố là nội dung, đối tượng và thời điểm. Bản đồ nội dung được xem như một khung trực quan cho phép bạn sắp xếp các chiến lược tiếp thị nội dung khớp với mục tiêu của bạn và nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình xây dựng bản đồ nội dung, bạn sẽ phân tích cụ thể, kỹ càng những đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Đồng thời bạn cũng nghiên cứu kỹ các giai đoạn nhận thức, hành vi của họ.
Nói cách khác, bản đồ nội dung sẽ phác thảo cách mà Content của bạn hỗ trợ hành trình của khách hàng, có liên quan chiến lược như thế nào. Qua đó, bạn có thể kết nối các nội dung, bài viết với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình khách hàng Đồng thời, bạn có thể hình dung những cơ hội cho phép đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu tốt hơn.
Mỗi câu từ, hình ảnh,… trong bài viết được truyền tải nên khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy đang nói về bản thân họ. Nội dung của bạn cần có giá trị, hữu ích với người dùng, gắn với nhu cầu và mong muốn thực sự của họ.
Content Map ra đời giúp bạn hiện thực hóa được những điều này. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng Brainstorm xây dựng ý tưởng chiến lược nội dung. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc sắp xếp ý tưởng vào đúng phân khúc khách hàng tại những thời điểm phù hợp nhất theo diễn biến nhận thức tâm lý của khách hàng.
Để xây dựng Content Map, bạn cần lên ý tưởng nội dung nhắm đến đối tượng cụ thể. Bạn cần vẽ chân dung khách hàng của mình, hiểu hành trình mua hàng của họ để có được kế hoạch Bản đồ nội dùng phù hợp dành riêng cho doanh nghiệp mình. Bạn cần cung cấp nội dung chất lượng đến đúng người ở đúng thời điểm. Điều này để đảm bảo nội dung có hiệu quả trong việc tiếp cận, tạo và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Bản kế hoạch bản đồ nội dung cần làm rõ các đặc điểm của người mua (Buyer Personas) và hành trình khách hàng (Customer Journey).
Bạn luôn cần vẽ được chân dung khách hàng, có cái nhìn rõ ràng, cụ thể về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình trước khi bắt tay sản xuất nội dung. Đối tượng mua hàng khác nhau với phân khúc khách hàng riêng biệt sẽ là “bản đồ” cho phép định hướng các chiến lược, nước đi của Marketer. Tùy vào dịch vụ/sản phẩm và tùy mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng một hoặc nhiều đối tượng mua hàng để hướng tới.
Một bản Customer Persona bao gồm các yếu tố cơ bản:
Việc vẽ được chân dung người mua sẽ giúp bạn hiểu hơn về khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của mình tốt hơn. Qua đó, bạn có thể dễ dàng xây dựng Content Map và điều chỉnh các định dạng nội dung theo nhu cầu, mối quan tâm, hành vi của từng nhóm khách hàng khác nhau.
Customer Journey là quá trình một khách hàng tương tác với doanh nghiệp để đạt mục tiêu nào đó. Khách hàng có thể tiếp xúc với thương hiệu với xuất phát điểm khác nhau và bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau. Chẳng hạn họ có thể biết đến bạn thông qua công cụ tìm kiếm, các chiến dịch Marketing, mạng xã hội, được giới thiệu (Referral),… Họ cũng sẽ trải qua hành trình với diễn biến tâm lý riêng biệt.
Chính vì thế, Content cần được sản xuất có mục đích, phù hợp để thu hút được phân khúc khách hàng mục tiêu trên từng bước của hành trình. Nội dung phải được phân phối đến đúng người, được thiết kế phù hợp để “tấn công”, thuyết phục được khách hàng ở những thời điểm khác nhau trong Content Map với diễn biến tâm lý khác nhau.
Diễn biến vòng tâm lý khách hàng được chia thành 3 giai đoạn chính:
Với Content Map, bạn có thể sáng tạo nội dung hiệu quả, chất lượng hơn. Bạn hãy bắt đầu với việc khái quát hóa qua bản đồ nội dung để có cái nhìn toàn cảnh. Sau đó mới chi tiết hóa mọi thứ, sáng tạo nội dung. Mình tin rằng việc này sẽ giúp Content của bạn dễ dàng tiếp cận được độc giả hơn, thuyết phục họ mua hàng nhanh chóng hơn.