Remarketing Facebook là công cụ giúp giữ chân những khách hàng đã từng ghé thăm doanh nghiệp của bạn. Từ đó duy trì mối quan hệ bền vững và lâu dài với họ.
Nhược điểm lớn nhất của Remarketing trên Facebook chính là độ phức tạp của nó. Bạn sẽ cần một thời gian để áp dụng thuần thục các tài nguyên sẵn có cho những mục đích cụ thể. Tuy nhiên công cụ này mang lại cho bạn kết quả rất tốt, không chỉ tăng chuyển đổi mà nó còn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả. Sau đây Navee Academy sẽ hướng dẫn bạn cách để sử dụng Remarketing Facebook thành công. Từ đó, nó sẽ giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng trên cả Fanpage và Website của doanh nghiệp.
1. Remarketing Facebook là gì?
Chiến dịch Remarketing hay còn được gọi với nhiều tên khác như quảng cáo bám đuôi hay tiếp thị lại. Về cơ bản, Remarketing có nghĩa là bạn sẽ Setup để quảng cáo hiển thị cho những khách hàng tiềm năng quan tâm đến thương hiệu của mình. Tuy nhiên họ chưa thực hiện chuyển đổi như đăng ký thông tin, thêm vào giỏ hàng, mua hàng,… Sau đó bạn thực hiện chiến dịch Remarketing để nhắc nhở họ nhớ đến thương hiệu hiệu của mình.
Remarketing là một trong những chiến dịch trong Digital Marketing phổ biến nhất hiện nay. Với Remarketing, bạn sẽ phân phối quảng cáo đến những người dùng đã từng ghé thăm trang Web của mình nhưng họ không có bất kỳ hành động nào mang tính chuyển đổi.
Hay nói một cách khác Remarketing Facebook chính là tiếp thị lại. Từ chiến dịch này bạn có thể Target hiệu quả hơn đến những người quan tâm đến thương hiệu của bạn. Từ đó gia tăng các chuyển đổi như: tìm kiếm, đăng ký, mua sắm và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Tiếp thị lại có thể được hiển thị dưới nhiều hình thức đa dạng trên cùng nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau. Chẳng hạn như Outbrain của Google Adwords và quảng cáo Facebook.
Dù cho bạn có sử dụng hình thức Remarketing nào đi nữa thì chiến dịch này luôn là lựa chọn hoàn hảo trong mọi chiến dịch quảng cáo Marketing.
2. Các hình thức Remarketing
Với lượng người dùng Facebook khổng lồ như hiện nay, không khó để bạn tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Từ đó bạn có thể thêm họ vào hồ sơ Facebook và Instagram của mình để phục vụ cho quá trình Remarketing. Cách thức hoạt động của chiến dịch quảng cáo Remarketing gồm:
- Tiếp thị lại số người dùng đã truy cập vào Website của doanh nghiệp: Đây là hình thức Remarketing được ưa chuộng nhất trên Facebook Ads. Chiến dịch này có cách thức hoạt động tương tự như các loại quảng cáo Facebook thông thường khác. Hình thức quảng cáo này sẽ Target đến nhóm người dùng nhất định dựa trên những thông tin mà họ đã tương tác trên Website của bạn. Ngoài ra, bạn có thể hiển thị quảng cáo đan xen trên Newsfeed và hiển thị như một bài Content bình thường khác.
- Tiếp thị lại số người đã tương tác trên Fanpage của công ty: Hình thức này giúp mạng có được lượng Traffic nhận diện thương hiệu khá kinh ngạc. Nó sẽ giúp bạn xây dựng, quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm đến khách hàng tiềm năng của mình.
3. Có nên thực hiện chiến lược Remarketing Facebook không?
Thông thường, tỷ lệ người dùng thoát khỏi Fanpage hoặc Website là rất cao, có thể lên đến 98%. Vì nhiều lý do khác nhau, ngay cả họ đã cho sản phẩm vào giỏ hàng thì bạn cũng có thể mất khách.
Tùy theo nhu cầu của sản phẩm mà khách hàng có thể quyết định lâu hơn đối với những sản phẩm có giá trị cao. Nếu như sản phẩm mà họ quan tâm được hiển thị ngay trước mắt thường xuyên hơn thì tỷ lệ chốt đơn sẽ được nâng cao.
Vì vậy Remarketing là chiến lược rất cần thiết để doanh nghiệp bạn gia tăng chuyển đổi và tăng doanh thu hiệu quả.
4. Quy trình thực hiện
Sau đây Navee Academy sẽ giới thiệu đến bạn từng bước để tạo nên một chiến dịch Remarketing Facebook hoàn chỉnh.
Bước 1: Tạo tài khoản quảng cáo Facebook.
- Tất nhiên để tạo được một chiến dịch Facebook thì bạn phải có một tài khoản quảng cáo trước.
- Bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn là sẽ dễ dàng có được tài khoản quảng cáo Facebook.
Bước 2: Tạo mã Pixel Facebook cài cài vào Website của bạn.
- Pixel chính là một đoạn mã HTML, khi bạn cài đặt vào Website nó sẽ thu thập, theo dõi và lưu lại toàn bộ những hành vi của người dùng trên Website của mình.
- Bạn có thể dùng các dữ liệu Pixel này để Target đến những người dùng đã từng ghé thăm Website.
Bước 3: Tạo đối tượng tùy chỉnh.
- Ở đây là đối tượng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến trong chiến dịch Facebook Ads.
- Cụ thể hơn là những người dùng có hành động tiềm năng trên Fanpage hoặc trên Website của bạn.
Bước 4: Chọn đối tượng.
- Tại đây, bạn sẽ chọn Option sẵn có của Custom Audience.
- Bạn có thể chọn một trong hai trường hợp là Target đến những người truy cập vào Website hoặc đối tượng đã tương tác với Fanpage.
Bước 5: Tạo quảng cáo.
- Tiếp tục, bạn sẽ có danh sách những người mà mình muốn nhắm đến.
- Nếu bạn có sẵn danh sách khách hàng, bạn hãy truy cập vào trình quản lý quảng cáo, chọn định dạng mà mình muốn. Sau đó chọn một trong những tệp đã lưu trong danh sách và thực hiện những bước còn lại. Cuối cùng quảng cáo của bạn sẽ được Setup để hiển thị cho những người trong tệp mà bạn đã tải lên.
5. Khi nào nên Remarketing Facebook
Một số doanh nghiệp thường có xu hướng liên tục thực hiện chiến lược Remarketing cho tất cả người dùng truy cập vào Website, tuy nhiên họ lại không thực hiện chuyển đổi.
Còn một số khác sẽ thực hiện mang tính cá nhân hóa hơn, nghĩa là thông qua việc xác định trước các tiêu chí cần tiếp thị lại. Ví dụ như chiến dịch chỉ nhắm đến những khách hàng tìm kiếm một trang nào đó tại một thời điểm nhất định.
Để tránh làm phiền đến những khách hàng tiềm năng của mình, bạn đừng hiển thị cho họ quảng cáo quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên đặt giới hạn về số lượng quảng cáo khoảng hai đến ba lần mỗi ngày .
6. Chi phí thực hiện bao nhiêu?
Remarketing Facebook không chỉ là phương pháp tiếp thị lại rất hiệu quả lại tiết kiệm được nhiều chi phí để thu hút khách hàng.
Thực tế, Remarketing nghĩa là bạn sẽ Target đến những người thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể đạt được mục tiêu KPI như mong muốn chỉ cần nhắm đúng mục tiêu khách hàng và lập ngân sách phù hợp.
Remarketing thường hoạt động theo hình thức trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột CPC, mỗi lượt hiển thị CPM hay mỗi lần mua lại CPA. Với cách thực hiện hoạt động này bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát quảng cáo và quản lý chi tiêu. Không chỉ vậy bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh giá thầu cho mỗi chiến dịch quảng cáo dựa trên một danh sách Remarketing cụ thể.
Remarketing Facebook là công cụ tiếp thị thật sự cần thiết để bạn thúc đẩy mục tiêu về doanh số cũng như toàn bộ quá trình phát triển của doanh nghiệp. Lưu ý, bạn hãy chọn lọc dựa trên số lượng URL cùng một số yếu tố khác và tránh tình trạng Target cho tất cả khách hàng nhé. Có như vậy thì quảng cáo tiếp thị lại mới đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp doanh nghiệp bạn tăng chuyển đổi và tăng doanh thu vượt bật. Hy vọng những kiến thức Navee Academy hữu ích với các bạn.