7P trong Marketing được đánh giá là rất quan trọng và phổ biến trong kinh doanh. Đây cũng là một trong những công cụ giúp kết nối khách hàng và doanh nghiệp tốt hơn.
7P là mô hình được xây dựng mở rộng dựa trên nền tảng mô hình 4P trong Marketing. Mô hình này được thay đổi, hoàn thiện phù hợp với nhu cầu phát triển của nhiều doanh nghiệp. Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, tầm quan trọng của mô hình 7P trong Marketing ở bài viết bên dưới nhé.
1. 7P trong Marketing là gì?
Vào những năm 1960, E. Jerome McCarthy – chuyên gia Marketing đã tạo ra khái niệm Marketing 4P. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trên toàn cầu và sau đó được mở rộng thành Marketing 7P cũng được dùng phổ biến không kém. Mô hình 7P kết hợp giữa nhiều yếu tố mới hiện đại và mô hình truyền thống. 7P là một mô hình Marketing Mix bao gồm các yếu tố sau:
- Sản phẩm (Product).
- Quảng bá (Promotion).
- Giá cả (Price).
- Địa điểm (Place).
- Con người (People).
- Quy trình (Process).
- Vật chất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ Marketing (Physical Evidence).
2. Tầm quan trọng của mô hình 7P
Đối với nhiều doanh nghiệp, chiến lược Marketing 7P rất quan trọng. Nó có mặt trong hầu hết các hoạt động kinh doanh từ giai đoạn hình thành ý tưởng sản xuất đến khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Mô hình 7P trong Marketing cũng giúp doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi của thị trường, thực hiện những hoạt động tạo sự phát triển bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp.
Chưa dừng lại ở đó, với chiến lược 7P doanh nghiệp có thể biết rõ hơn về nhu cầu của thị trường. Thông qua đó, bạn có thể tìm hiểu thị trường tốt hơn, lên kế hoạch, thực hiện những hoạt động đáp ứng tốt mong muốn của khách hàng.
Thông qua mô hình 7P, doanh nghiệp có thể xác định khách hàng mục tiêu phù hợp. Cùng với hoạt động tìm kiếm của khách hàng, bạn có thể cải thiện chất lượng dịch vụ/sản phẩm, hay tung ra những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
3. Phân tích chi tiết mô hình 7P trong Marketing
Ở phần này, mình sẽ đi sâu vào phân tích từng yếu tố trong mô hình 7P để các bạn có thể hiểu rõ hơn.
- Sản phẩm (Product):
Đây là yếu tố cốt lõi, chỉ một mặt hàng được sản xuất, xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhất định. Sản phẩm trong trường hợp này có thể là hữu hình hay vô hình, dạng hàng hóa hay dịch vụ.
Sản phẩm cần đuổi kịp xu hướng, đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Mỗi sản phẩm sẽ trải qua vòng đời gồm 4 giai đoạn: Introduction (giai đoạn giới thiệu), Growth (tăng trưởng), Maturity (giai đoạn trưởng thành), Decline ( thoái trào).
- Giá cả (Price):
Về cơ bản, giá là số tiền khách hàng phải trả để sử dụng sản phẩm. Một khi giá bán được điều chỉnh, nó sẽ ảnh hưởng toàn bộ chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, đến nhu cầu sản phẩm và doanh số của công ty.
- Địa điểm (Place):
Địa điểm, hay kênh phân phối là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mô hình 7P. Sản phẩm của bạn cần được định vị, phân phối ở những địa điểm, không gian dễ tiếp cận, kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng và mục tiêu.
Bạn có thể áp dụng nhiều chiến lược phân phối như: Phân phối độc quyền, chuyên sâu, nhượng quyền hay phân phối chọn lọc,…
- Quảng bá (Promotion):
Quảng bá giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và hỗ trợ công việc bán hàng hiệu quả hơn. Promotion gồm những yếu tố như: Quan hệ công chúng, tổ chức về bán hàng, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi, quảng cáo,…
Muốn xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi:
- Thời điểm để quảng bá sản phẩm tốt nhất là khi nào?
- Cách để gửi thông điệp đến khách hàng như kế hoạch tiếp thị đã đề ra?
- Đối thủ của bạn đang có chiến lược quảng bá gì?
- Các kênh quảng bá bạn nên sử dụng?
- …
- Con người (People)
Yếu tố này gồm thị trường mục tiêu, những người có sự liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp. Bạn cần nghiên cứu cẩn thận để xem thị trường mục tiêu liệu có đủ lượng khách hàng mục tiêu không, họ có nhu cầu cao về sản phẩm/dịch vụ nhất định không.
Bên cạnh đó, nhân sự của doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tiếp thị. Dù là nhân viên chăm sóc khách hàng, người bán hàng, lập trình viên, hay Copywriter,… cũng cần được đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp văn hóa công ty. Họ sẽ góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu, giúp công ty phát triển hoạt động kinh doanh.
- Quy trình (Process):
Quy trình, hệ thống tổ chức có ảnh hưởng tới việc triển khai dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình phù hợp nhằm giảm chi phí, tối ưu lợi nhuận. Bạn có thể giảm thiểu chi phí với hệ thống thanh toán, các quy trình, kênh bán hàng, hệ thống phân phối,…
- Cơ sở hạ tầng (Physical Evidence):
Nhóm ngành dịch vụ thường trừu tượng, do đó cần có cơ sở hạ tầng, bằng chứng hữu hình để phục vụ khách hàng, để họ dễ hình dung đến dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, yếu tố này còn liên quan tới việc xây dựng các sản phẩm và thương hiệu của họ được cảm nhận trên thị trường. Chẳng hạn, bạn sẽ nghĩ ngay đến Adidas và Nike khi nghe về giày thể thao.
4. 7P trong Marketing thường áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ nào?
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng mô hình 7P. Vận dụng tốt 7P, doanh nghiệp có thể sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Hơn thế nữa, mô hình 7P giúp nhanh chóng đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Nó góp vai trò cực kỳ quan trọng giúp tạo nên sự thành công trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Quy trình lập kế hoạch chiến lược 7P
Doanh nghiệp dùng mô hình 7P để đưa ra phân tích SWOT, đặt mục tiêu, phân tích đối thủ,… Bạn có thể lập chiến lược 7P bằng cách tự hỏi, giải đáp những câu hỏi như:
- Products: Bạn phát triển sản phẩm/dịch vụ bằng cách nào?
- Prices: Doanh nghiệp cần làm gì để thay đổi mô hình giá cả?
- Promotion: Bạn cần làm gì để tăng độ nhận diện cho sản phẩm, thương hiệu, kết hợp các kênh truyền thông một cách hợp lý?
- Places: Khách hàng của bạn ở đâu, bạn cần lựa chọn kênh phân phối nào để khách hàng trải nghiệm sản phẩm một cách tốt nhất?
- People: Nhân viên của doanh nghiệp cần có những tố chất nào, cần trau dồi những kỹ năng gì?
- Process: Để cải thiện quy trình sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần làm gì?
- Physical Evidence: Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt nhất? Chẳng hạn nơi tiếp khách đẹp mắt, trình duyệt Web chuyên nghiệp,…
6. Ví dụ về 7P trong Marketing chi tiết
Phúc Long đã ứng dụng tốt mô hình 7P vào công việc kinh doanh của mình, bằng chứng là sự đánh giá tích cực của đông đảo khách hàng. Cụ thể như sau:
- Sản phẩm: Sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trà, cà phê đóng gói. Các cửa hàng có Bakery, Dining Offers và thức uống. Phúc Long sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
- Giá: Phúc Long điều chỉnh giá từng sản phẩm và có giảm giá dịp lễ, tết.
- Phân phối: Các sản phẩm được bán trực tiếp ở những chi nhánh của Phúc Long tại các thành phố lớn của Việt Nam, bán Online, trên kênh thương mại điện tử.
- Promotion: Thương hiệu dùng chủ yếu chiến lược Marketing Social Media cho thông qua Instagram, Facebook, tăng khả năng mua hàng. Đồng thời, Phúc Long có chương trình tặng quà khi mua Combo, giảm giá,…
- People: Phúc Long đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, có thái độ tốt, tận tình, luôn cải thiện, đảm bảo thời gian chờ của khách ngắn nhất có thể.
- Physical Evidence: Các cửa hàng của Phúc Long được trang trí đẹp mắt, hiện đại phù hợp và thu hút khách hàng mục tiêu.
Mô hình 7P trong Marketing giúp thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó còn hỗ trợ doanh nghiệp đối phó những tác động từ bên ngoài. Hãy tận dụng tốt công cụ này để công việc kinh doanh của bạn thêm phát triển nhé!