Tốc độ Website chậm, kém là điều mà không một người quản trị nào mong muốn trải qua. Bởi, chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất toàn diện của trang Web, thậm chí là trải nghiệm của người dùng. Đó là lý do vì sao bạn cần phải thực hiện kiểm tra tốc độ Web, bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về vấn đề trên, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
1. Tốc độ tải trang là gì?
Tốc độ tải trang có tên tiếng Anh là Page Speed, chỉ thước đo tốc độ Load các nội dung trên trang Web đến khi chúng hiển thị mỗi lúc người dùng truy cập vào Website. Nó được Google tuyên bố xếp vào một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng của Website trên bảng tìm kiếm tự nhiên. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang tìm mọi cách để có thể tăng tốc độ trang Web của mình.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp thường gặp phải chính là không thể biết nguyên nhân nào gây ra sự tải chậm này. Đồng thời, cần phải tìm một giải pháp sao cho phù hợp với nguyên nhân đó mà khắc phục lỗi hiệu quả. Và, những công cụ kiểm tra tốc độ Web sẽ cho phép bạn theo dõi việc tải trang của mình cũng như đưa ra gợi ý về điểm yếu nào đó. Bằng cách đó, bạn có thể tiến hành những cải tiến cần thiết bất cứ khi nào mà bạn cần.
2. Tại sao cần kiểm tra tốc độ Website?
Theo Kissmetrics, có đến 40% người dùng truy cập đã thoát khỏi trang Web nếu quá trình tải nội dung mất hơn 3 giây. Do đó, có thể thấy, tốc độ tải trang đóng vai trò rất quan trọng đối với người quản trị. Ngoài ra, vì những nguyên nhân sau, bạn cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tốc độ Web:
- Các công cụ tìm kiếm chỉ dành một chút thời gian để thu thập kết quả. Vì vậy, nếu trang Web của bạn không tải nhanh trong khoảng thời gian ngắn này, bạn sẽ phải xếp hạng thấp, ảnh hưởng đến SERP.
- Nếu không muốn lưu lượng truy cập Website bị bất ổn định, mất đi 40% lượng người truy cập tiềm năng, tệ hơn là mất đi khách hàng mua hàng, thì nên kiểm tra tốc độ Upload.
- Ngoài ra, chúng còn có ảnh hưởng đến SEO vì công cụ tìm kiếm không đánh giá cao các trang tốc độ thấp vì tác động xấu đến trải nghiệm người dùng.
3. Tốc độ Website có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Như đã đề cập ở trên, tốc độ tải trang Web nếu không tốt sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công việc SEO của bạn. Bởi, nó cũng là một phần trong những yếu tố khiến công cụ tìm kiếm Google đánh giá thứ hạng của Website. Nó gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập.
Do vậy, dù bạn có tối ưu trang Web tốt đến đâu mà tốc độ tải trang không tốt cũng không thể hoàn hảo được.
4. Tổng hợp những cách kiểm tra tốc độ Web chính xác, nhanh chóng nhất
Để giúp bạn giải quyết những rắc rối xảy ra trong quá trình kiểm tra tốc độ tải trang, Navee Academy sẽ gợi ý cho bạn danh sách những công cụ phổ biến hàng đầu giúp bạn thực hiện được dễ dàng mà vô cùng hiệu quả:
4.1. Google PageSpeed Insights
Công cụ Google PageSpeed Insights có khả năng thực hiện đo tốc độ tải trang đến 2 lần. Một lần là do sự trợ giúp của người dùng thông thường và một lần là người dùng trên các thiết bị di động. Do đó, nó sẽ đưa ra kết quả tương đối chính xác theo thang điểm từ 0 đến 100 điểm.
Chỉ cần bạn đạt được từ 85 điểm trở lên, thì Website của bạn sẽ được coi là có tốc độ tải nhanh chóng. Bên cạnh những đề xuất giúp cải thiện hiệu suất trang, nó còn cung cấp cả bản lưu trữ tài nguyên tối ưu cho Web Page đã được phân tích. Công cụ kiểm tra Google PageSpeed Insights được nhiều người ưa chuộng vì cách thực hiện dễ dàng và tương đối đơn giản.
4.2.Kiểm tra tốc độ Web với Google Test My Site
Khi các thiết bị điện thoại di động hiện nay đang ngày càng phổ biến, thì những trang Web trên nền tảng này cần duy trì hiệu suất tương đương so với trên máy tính để bàn. Test My Site ở Google có thể đo được tốc độ tải trang cho thiết bị di động.
Đồng thời, nó còn giúp đo điểm chuẩn của bạn so với đối thủ cạnh tranh cũng như cung cấp báo cáo tùy chỉnh và một số đề xuất về cách cải thiện hiệu suất các trang.
4.3. Site Speed
Site Speed là một phần trong công cụ Google Analytics, có trách nhiệm đánh giá hiệu suất Website. Những tiêu chí được Site Speed dựa vào chính là thời gian tải trang, tốc độ thực hiện và thời lượng của phân tích.
Bảng báo cáo thử nghiệm của Site Speed có chứa cả bảng phân tích chi tiết về những trang riêng lẻ cùng với hiệu suất tài nguyên, các mẹo tối ưu hóa phù hợp.
4.4. Kiểm tra tốc độ Web với WebPagetest
Công cụ WebPagetest là công cụ khá cũ và quen thuộc với người dùng, song sự mạnh mẽ của nó không hề sụt giảm. Nó có thể cho phép bạn chạy kiểm tra tốc độ Web từ rất nhiều địa điểm trên khắp thế giới hoàn toàn miễn phí.
WebPagetest cho kết quả hiển thị dưới dạng biểu đồ hình tròn, đồ thị, ảnh chụp màn hình và cả Video. Tất cả đều thể hiện quá trình tải trang một cách khá thông minh và Logic cho người dùng dễ hiểu.
4.5. GTmetrix
Công cụ GTmetrix có thể cung cấp cho bạn cả về điểm số hiệu suất PageSpeed lẫn YSlow. Sử dụng GTmetrix nhằm mục đích đánh giá tốc độ Website một cách tốt nhất có kèm theo biểu đồ Waterfall cho thấy hành vi tải trang trong những trình duyệt đã chọn.
Người dùng đã đăng ký GTmetrix còn được phép sở hữu cả những Video và Filmstrip về hành vi tải trang này.
4.6. Kiểm tra tốc độ Web với DOTCOM – MONITOR
Thông qua cách sử dụng công cụ DOTCOM – MONITOR này, bạn có thể kiểm tra được cả tốc độ Load Website cũng như chức năng của trang trong những trình duyệt thực đến tận 24 địa điểm, nơi truy cập trên khắp thế giới.
Các báo cáo được xuất ra dễ dàng lại cụ thể, khá dễ hiểu, bởi chúng bao gồm đa dạng từ hình ảnh đầy đủ về tốc độ trang Web của bạn được tóm tắt theo vị trí cho đến tận 10% các yếu tố nhanh nhất/chậm nhất, biểu đồ dạng thác nước toàn diện,…
5. Cách tăng tốc độ Load Website hiệu quả nhanh chóng
Ngoài những công cụ kiểm tra tốc độ Web trên, bạn cũng có thể thao tác vài cách hiệu quả sau để giúp tăng Load trang nhanh chóng hơn:
- Giảm bớt số lượng các HTTP.
- Tăng thêm Expires Header nhằm giúp làm giảm một lượng Request đáng kể khi tải trang.
- Tối ưu hóa hình ảnh trên Website như kích thước ảnh, định dạng ảnh, các Src Attribute,…
- Tối ưu hóa các dữ liệu, Database khi trang Web có quá nhiều bài viết, chứa lượng Database ở mức “báo động”.
- Cố gắng giảm bớt các chuyển hướng Direct.
- Sử dụng các dịch vụ Web Hosting chất lượng để hỗ trợ quá trình tăng tốc độ Load trang.
- Bật bộ nhớ đệm để hạn chế Download những tài nguyên đơn lẻ.
- Xóa đi những Plugin thừa và tiện ích bổ sung không cần thiết trên Web để trang đỡ nặng khi có nhiều người truy cập.
Cách kiểm tra tốc độ Web có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm người dùng. Như vậy, bạn có thể thấy rõ việc kiểm tra tốc độ Web có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm người dùng. Nếu Website của bạn gặp phải tình trạng này thì phải thực hiện cải thiện nó ngay lập tức. Navee Academy vọng rằng, bài viết này đã mang lại cho bạn nhiều thông tin cũng như kiến thức, kỹ thuật hữu ích giúp tăng tốc độ cho trang Web của mình nhé!