Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường hiệu quả

seo Digital Marketing

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, hoạt động ở lĩnh vực nào thì chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đều rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian, nguồn lực khi tung sản phẩm mới.

Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng đối với thành công của sản phẩm. Navee Academy mời bạn đọc tham khảo nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing sản phẩm mới. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ liệt kê 8 bước thực hiện chiến dịch tiếp thị này một cách hiệu quả.

1. Những chiến lược Marketing kinh điển cho sản phẩm mới

Có nhiều loại chiến lược phát triển sản phẩm mới. Tùy vào mục tiêu kinh doanh, tiềm lực doanh nghiệp,… mà bạn có thể chọn phương án phù hợp, hoặc kết hợp nhiều chiến lược khác nhau. Dưới đây, mình sẽ liệt kê một số chiến lược tiếp thị sản phẩm mới được sử dụng phổ biến.

1.1 Chiến lược định giá thấp để thâm nhập thị trường

Có thể nói, đây là một trong những chiến lược đầu tiên được nghĩ đến nếu doanh nghiệp muốn giành lấy thị phần nhanh chóng cho sản phẩm mới. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm mới với giá thấp hơn giá bán sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.

Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tâm lý, kế hoạch sẵn sàng đối phó với hành động trả đũa có thể có của đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp của bạn đủ mạnh, đủ tiềm lực để tồn tại trong cuộc chiến về giá, doanh nghiệp có thể giành được thị phần và có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ là ngắn hạn và rủi ro khá cao.

1.2 Khuyến mãi – Giảm giá

Nếu không có điều kiện tài chính mạnh, doanh nghiệp có thể xem xét đến chiến lược giảm giá – khuyến mãi. Chương trình ưu đãi của bạn nên đặc biệt hơn đối thủ cạnh tranh, tốt nhất là chương trình thương hiệu khác không cung cấp hoặc không tốt bằng bạn. Lúc này, khách hàng có thể so sánh chi phí, tính toán lợi ích giữa các gói sản phẩm kèm ưu đãi, hậu mãi,… và có thể cân nhắc chọn sản phẩm mới của doanh nghiệp bạn. 

Những chiến lược Marketing kinh điển cho sản phẩm mới
Khách hàng có thể chọn sản phẩm có khuyến mãi hấp dẫn hơn

1.3 Chiến lược hớt váng

Chiến lược hớt váng cực kỳ phù hợp những sản phẩm có sự đổi mới về công nghệ. Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ định nhiều mức giá khác nhau ở từng giai đoạn. Chiến lược này còn được gọi là Price Skimming. 

Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm với mức cao nhất mà các khách hàng mục tiêu có thể chi trả, sau đó theo thời gian giá sẽ giảm dần. Khi thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh, nhóm khách hàng đầu tiên thỏa mãn nhu cầu thì doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp bắt đầu thu hút khách hàng ở phân khúc khác, vốn nhạy cảm hơn về giá.

1.4 Chiến lược phân phối

Một trong những chiến lược Marketing cho sản phẩm mới quan trọng hàng đầu chính là chiến lược phân phối. Nếu không có hệ thống các kênh phân phối hiệu quả, dù bạn có áp dụng tốt mọi chiến lược khác nh khuyến mãi, cạnh tranh giá,… thì cũng đều không có ý nghĩa. 

Những chiến lược Marketing kinh điển cho sản phẩm mới
Thiếu kênh phân phối, sản phẩm mới sẽ không thể tiếp cận thị trường

Doanh nghiệp cần xác định được thị trường mục tiêu, sau đó tạo kênh phân phối thích hợp. Phổ biến hiện nay là những kênh phân phối như: Key Account (Căn tin bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí,…), kênh phân phối hiện đại-MT (cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, siêu thị,…), kênh truyền thống- GT (quầy bán hàng lưu động, tiệm tạp hóa,…), kênh Online (phân phối trên mạng xã hội, những sàn thương mại điện tử,…).

2. Các bước lập kế hoạch thực hiện

Sau khi tìm hiểu các chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, hãy cùng mình tìm hiểu các bước lập kế hoạch để thực hiện nhé.

2.1 Hiểu rõ sản phẩm mới

Điều hiển nhiên là doanh nghiệp cần hiểu thấu đáo sản phẩm của mình mới có thể tiếp thị hiệu quả. Ở bước đầu tiên này, bạn có thể liệt kê cơ hội, thách thức, ưu, nhược điểm trong quá trình phát triển thông qua phân tích SWOT. 

2.2 Định vị sản phẩm khác biệt

Định vị sản phẩm sẽ giúp khẳng định sự khác biệt của sản phẩm so với những sản phẩm đến từ đối thủ cạnh tranh. Khi sản phẩm được định vị khác biệt tố, chúng sẽ có hình ảnh riêng, khó thay thế trong mắt khách hàng. 

Doanh nghiệp cần xác định điểm khác biệt của sản phẩm của mình so với đối thủ
Doanh nghiệp cần xác định điểm khác biệt của sản phẩm của mình so với đối thủ

Bạn có thể định vị sản phẩm khác biệt thông qua phẩm chất, tính năng nào đó của sản phẩm, để chúng in sâu trong tâm trí đối tượng mục tiêu. Nhờ đó, khi muốn mua hàng, hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ được gợi nhớ ngay lập tức trong đầu khách hàng.

2.3 Phân tích thị trường

Chiến lược tiếp thị, truyền thông sẽ thành công với tỷ lệ lớn hơn nếu doanh nghiệp xác định chính xác thị trường mục tiêu. Theo đó, bạn cần xác định rõ phân khúc, đối tượng khách hàng mục tiêu, chân dung của họ (tuổi tác, giới tính, thói quen mua hàng, hành vi,…)

Song song đó, doanh nghiệp cần biết Insight khách hàng, tự hỏi vì sao họ nên mua sản phẩm của bạn? Hiểu rõ và chính xác khách hàng và thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có cơ sở tốt hơn để xác định các chiến lược tiếp theo sau đó.

2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hãy xem xét, phân tích điểm nổi trội hơn của sản phẩm doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn cũng phần tìm hiểu ưu điểm, hạn chế của đối thủ so với sản phẩm mới của bạn. 

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng nên thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể nâng tầm sự khác biệt cho sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, bạn cũng cần nhận biết các nhà đầu tư có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai để có kế hoạch đối đầu trong tương lai nếu có.

2.5 Chọn thị trường mục tiêu ngách

Thị trường ngách là một khoảng trống thị trường hay một phân đoạn nhỏ của thị trường, hướng tới nhóm khách hàng có đặc thù riêng biệt. Đây là thị trường cực kỳ tiềm năng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ khó giành thị phần trong một thị trường lớn.

Thị trường ngách có đối tượng khách hàng mục tiêu riêng biệt, đặc thù

2.6 Lên chiến lược phù hợp

Trong tất cả các bước thực hiện chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, đây là bước có thể giành nhiều công sức, thời gian của bạn nhất. Dự trên các số liệu đã phân tích, mục tiêu đề ra, doanh nghiệp bắt đầu xây dựng kế hoạch, chiến lược phù hợp. Đây là bước giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các công việc cần thiết, và biết nên đẩy mạnh triển khai việc gì. 

2.7 Lên ngân sách

Bạn cần xác định mỗi khoản chi tiêu, đảm bảo lên ngân sách hợp lý. Kế hoạch Marketing hiệu quả sẽ tạo được chú ý lớn từ khách hàng nhưng không lãng phí quá nhiều tiền. Bạn cần dự kiến, kê khai chi tiêu rõ ràng, đầy đủ nhằm phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, hợp lý, tránh thất thoát hay phát sinh các chi phí ngoài ý muốn.

2.8 Triển khai, đo lường, đánh giá hiệu quả

Khi đã hoàn tất việc lên chiến lược, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai theo đúng kế hoạch. Sau khi tiêu tốn nhân lực, thời gian, ngân sách cho chiến lược tiếp thị, bạn cần đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược. 

Việc đo lường hiệu quả giúp bạn có điều chỉnh thích hợp khi cần
Việc đo lường hiệu quả giúp bạn có điều chỉnh thích hợp khi cần

Hiệu quả của chiến lược tiếp thị sản phẩm mới có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đo lường, đánh giá đúng hiệu quả, bạn có thể điều chỉnh chiến lược kịp thời, rút kinh nghiệm cho những chiến lược tiếp theo. Xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới giúp cải thiện doanh số, tăng nhận diện cho sản phẩm, thương hiệu.

Để thực hiện chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, ban lãnh đạo và nhân sự trong doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, công sức, chất xám. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng, kế hoạch Marketing phải phù hợp, bắt kịp nhu cầu thị trường với những điều chỉnh liên tục hợp lý. Navee Academy hy vọng bài viết đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.