Lập kế hoạch Marketing là một trong những việc làm vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong kinh doanh. Nó được xem là chiến lược hàng đầu giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu cũng như độ nhận diện thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp đó.
Bài viết hôm nay, Navee Academy sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé!
1. Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing hay Marketing Plan là một dạng tài liệu bằng văn bản dùng để mô tả về những chiến lược, định hướng mà bạn sẽ thực hiện truyền thông, quảng cáo trong khoảng thời gian sắp tới. Nội dung bên trong nó bao gồm: Tình hình quảng cáo hiện tại, xác định, phân tích thị trường mục tiêu và định vị, định hướng Marketing hiệu quả hơn trong tương lai.
Lập kế hoạch Marketing là một phần quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh tổng thể của mọi doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn và kế hoạch Marketing và kế hoạch kinh doanh có thể tách rời hoặc đi kèm với nhau.
2. Mục đích của việc lập kế hoạch Marketing
Việc thiết lập, phác thảo một bản kế hoạch Marketing nhằm mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng mường tượng ra được những đầu công việc chính mà bạn cần thực hiện.
Bản kế hoạch này không nhất thiết phải dài, nhưng yêu cầu đảm bảo chứ đầy đủ những thông tin quan trọng mà bạn mong muốn truyền tải đến người làm.
Thậm chí, nó còn là cơ sở để bạn có thể đưa ra được những đề xuất trình bày cho sếp bạn hiểu.
3. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing
Như đã nói, việc lập kế hoạch Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ nó mà bạn có thể định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, khách hàng mục tiêu. Từ đó, việc kinh doanh, tăng doanh thu của bạn diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều lợi ích to lớn khác như sau:
- Giúp xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của họ.
- Định vị được thương hiệu của mình đang ở đâu để cải thiện và cho thị trường mục tiêu thấy được doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh.
- Có nội dung công việc và khung thời gian cụ thể để thực hiện làm việc hiệu quả hơn, nhất quán hơn.
- Truyền tải được đến khách hàng những nội dung, thông điệp một cách đầy đủ theo cách bạn muốn.
4. Bảng kế hoạch Marketing cần có những mục nào?
Một bản kế hoạch Marketing của doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ những nội dung như sau:
- Objectives: Mục đích mà doanh nghiệp muốn hướng đến và phải đạt được khi thực hiện Marketing. Chẳng hạn như: Tăng độ nhân diện cho sản phẩm mới, thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng,…
- Goals: Tiêu chí từng con số cụ thể cần đạt được trong lộ trình làm Marketing.
- Target: Mô tả đối tượng mục tiêu cụ thể để xây dựng hành trình tiếp cận và chuyển đổi họ từ người qua đường thành khách hàng trung thành.
- Concept: Là bạn sẽ thực hiện cách nào để truyền thông, quảng cáo, tiếp thị, thông điệp cần truyền tải là gì.
- Strategies & Tactics: Những con đường mà bạn sẽ đi qua và mục tiêu riêng cần đạt được.
- Channels: Phương tiện, những kênh truyền thông mà bạn sử dụng để thực hiện Marketing là gì?
- Budget: Ngân sách cần có cụ thể để chi cho chiến thuật truyền thông, quảng cáo này.
5. 7 bước cơ bản lập kế hoạch Marketing thành công
Dù có kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng hầu như mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện những bước cơ bản sau khi lập kế hoạch Marketing:
5.1. Tìm hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong bản kế hoạch nhất định không thể bỏ qua là phân tích, tìm hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Bởi, khi đã hiểu rõ bạn sẽ có thể đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của mình có tính thực tế hay không và khả năng đáp ứng thị trường ra sao, hiệu quả không.
Vậy nên, bạn phải liệt kê, phân tích đầy đủ các yếu tố, nhìn chúng dưới nhiều góc độ, nhìn đa chiều. Đây cũng là bước giúp bạn xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình rõ ràng hơn hơn. Ngoài ra, việc phân tích này cũng giúp bạn tìm ra ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm để phát huy hoặc cải thiện cho sản phẩm toàn diện, hoàn hảo hơn.
5.2. Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
Bộ phận Marketing cần có sự phân tích, nghiên cứu thị trường để có những bước đi chắc chắn và bền vững trong tương lai. Nó giúp bạn tìm ra được cơ hội lẫn rủi ro và lựa chọn, cân nhắc mô hình tiếp thị, quảng bá, tiếp cận khách hàng đúng đắn, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh của mình trong ngành. Sau đó, bạn có được những phương án quảng cáo khác lạ và đặc sắc hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
5.3. Thiết lập mục tiêu kế hoạch
Bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch Marketing này chính là xác định mục tiêu chung cũng như riêng của kế hoạch. Bởi, việc định hướng này rõ ràng sẽ giúp chiến lược quảng cáo của bạn diễn ra suôn sẻ và đúng lộ trình hơn, hạn chế đi lệch hướng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
5.4. Lập kế hoạch Marketing Mix
Marketing Mix giúp bản kế hoạch tìm kiếm được kênh phân phối và tiếp thị đúng đắn trên thị trường. Nó thường bao gồm 4P như: Product, Price, Place và Promotions, thường trong ngành dịch vụ còn có thêm 3P nữa là Process, People và Physical Evidence.
Cấu trúc này cần được triển khai một cách thống nhất và khác biệt dựa trên phương án chiến lược Marketing đã được xác định từ trước.
5.5. Xác định ngân sách chiến lược
Đương nhiên, chiến lược này cũng cần các doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền kha khá để làm ngân sách hoạt động, nhằm đem đến hiệu quả tốt hơn về doanh thu, tăng sức cạnh tranh thị trường như mong muốn.
5.6. Tổ chức thực hiện
Sau khi tất cả các kế hoạch đã hoàn thiện, việc tiếp theo phải làm là tiến hành tổ chức thực hiện theo đúng những gì bản kế hoạch đề ra. Một số kỹ năng cần thiết để tổ chức thực hiện được hiệu quả bao gồm:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cá thể trong tổ chức để thực thi chiến lược Marketing.
- Tổ chức Marketing sao cho thích hợp với quy mô của doanh nghiệp.
- Xác định rõ ràng, phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận, nhân viên cụ thể.
- Phát triển hệ thống khen thưởng nhằm mục đích thúc đẩy các bộ phận phát huy tối đa năng lực làm việc.
- Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực, có nhiều động lực để động viên các thành viên.
5.7. Đánh giá tiến độ và hiệu quả
Công việc cuối cùng chính là đánh giá tiến độ và hiệu quả của chiến lược Marketing như thế nào. Việc làm này giúp doanh nghiệp của bạn biết được chiến lược của mình đã đi đúng hướng hay chưa, có cần cải thiện, khắc phục gì thêm không.
Thực tế, doanh nghiệp hoạt động tiếp thị, triển khai quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà không có kế hoạch cũng giống như xây nhà mà thiếu bản thiết kế vậy. Do đó, việc thiết lập kế hoạch Marketing đặc biệt quan trọng và cần thiết. Nếu bạn đang có ý định thực hiện các hoạt động Marketing thì hãy lưu lại ngay những gợi ý từ Navee Academy để quá trình trở nên hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn nhé!