Internal Link là gì? Vì sao cần tạo Internal Link? Đâu là những bước dể thực hiện tạo Internal Link tốt nhất để giúp tối ưu hóa Website hiệu quả?
Internal Link (liên kết nội bộ) có khả năng sử dụng và chuyển đổi. Chúng thường bị đánh giá thấp vì rất dễ thực hiện.
Internal Link là gì?
Internal Link là hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền hay Website. Nó thường được ứng dụng nhiều trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết.
Từ đó, góp phần giúp trang Web có khả năng cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên trang tìm kiếm. Đương nhiên, điều hướng trang Web, Menu Website cũng được tính là liên kết nội bộ. Song, Internal Link lại tập trung nhiều vào liên kết trong các trang nội dung.
External Link là gì?
Nếu Internal Link là liên kết nội bộ bên trong, thì External Link là liên kết bên ngoài. Chúng được chia thành 2 loại là Inbound Link và Outbound Link. Trong đó:
- Inbound Link hay còn gọi là Backlink, là các liên kết trỏ đến Website của bạn từ những trang Web khác.
- Outbound Link là các liên kết trỏ đến các trang Web khác từ trên Website của bạn chuyển đổi.
Đồng thời, bạn không thể kiểm soát được External Link Inbound. Trừ khi, bạn đã có cho riêng mình một số lượng vệ tinh khủng và thoải mái sử dụng chúng. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát được Internal Link và External Link Outbound.
Vì sao cần tạo Internal Link?
Từ khái niệm Internal Link là gì, có lẽ bạn cũng hiểu được vì sao chúng ta cần tạo liên kết nội bộ. Trong khi đó, dạng Link hữu ích này lại không mất quá nhiều thời gian thực hiện mà lại có những lợi ích sau:
- Đầu tiên có thể kể đến là Internal Link có thể chuyển độ Trust từ trang này sang trang khác.
- Tiếp theo, chúng còn làm điều hướng người dùng vào các trang có giá trị cao và chuyển đổi cao hơn hẳn.
- Cuối cùng, liên kết nội bộ giúp thúc đẩy khách truy cập hành động phản hồi theo những lời kêu gọi hành động (Call-to-Action).
Có thể bạn quan tâm:
Top 9 Công cụ SEO miễn phí hiệu quả nhất.
Phân loại Internal Link
Hiện tại, chúng ta có thể chia Internal Link làm 2 loại chính. Đó là điều hướng và theo ngữ cảnh. Cụ thể:
Navigational Internal Link là gì?
Đây là loại liên kết nội bộ giúp tạo nên một trang Web cấu trúc điều hướng chính. Chúng thường được triển khai trên toàn Website.
Nói chung, việc đặt vị trí của những thông tin này càng đơn giản càng tốt cho hành trình của khách hàng.
Contextual Internal Link là gì?
Contextual Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Chúng thường được đặt trong những nội dung chính của trang. Đặc biệt, những Link trong văn bản là hay trỏ đến các trang có liên quan khác nhất.
Lúc này, người dùng sẽ được chuyển đến trang mà bạn mong muốn họ tìm thấy nhất.
Hướng dẫn tối ưu Website với Internal Link
Bạn có thể tối ưu Website thật đơn giản bằng những Internal Link. Có thể kể đến 6 bước giúp tối ưu Website bằng Internal Link, vốn là một trong những cách hữu hiệu nhất trong việc xây dựng Link Building:
- Bước 1: Xác định Landing Page cần tối ưu.
- Bước 2: Liệt kê những cụm từ khóa theo chủ đề.
- Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan với nội dung của trang cần trỏ Link.
- Bước 4: Xác định mọi quyền hạn cụ thể trên trang Web.
- Bước 5: Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng cao cho các Landing Page đã xác định.
- Bước 6: Dùng Internal Link để tối ưu hóa những nội dung mới cho Website của bạn.
Các vấn đề thường gặp với Internal Link là gì?
Các vấn đề thường gặp với Internal Link là gì trên bảng báo cáo trên, hãy cùng tham khảo ngay để có cách khắc phục nhé!
- Vấn đề 1: Liên kết hỏng
- Vấn đề 2: Liên kết không thể thu thập thông tin
- Vấn đề 3: Quá nhiều Internal Link trên trang
- Vấn đề 4: Thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ
- Vấn đề 5: Page Crawl Depth vượt quá 3 lượt Click
- Vấn đề 6: Tất cả các trang chỉ có một Internal Link
- Vấn đề 7: Chuyển hướng hoàn toàn (chuyển hướng 301)
- Vấn đề 8: Chuyển hướng theo chuỗi & vòng lặp
- Vấn đề 9: Chuyển hướng các liên kết HTTPS sang HTTP
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về Internal Link là gì. Đồng thời, có những cách hướng dẫn tạo liên kết nội bộ để tối ưu hóa dịch vụ SEO.
Nguồn tham khảo: Internal Link là gì?