Cấu trúc Silo là một trong những kỹ thuật SEO Onpage được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức liên quan tới khái niệm này để triển khai đúng cách và thực sự hiệu quả.
Cấu trúc Silo là gì? Tác động của cấu trúc Silo tới Website ra sao? Các bước cần thực hiện để xây dựng Silo cụ thể như thế nào? Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Cấu trúc Silo sử dụng trong SEO là dạng cấu trúc Website chuyên sâu, chia nhỏ nội dung trên Website thành các thư mục (Category) riêng biệt mà có cùng chủ đề, thể loại nội dung và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic (chủ đề) và các Subtopic (chủ đề nhánh). Trong đó, các nội dung nào có liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.
Một cấu trúc Silo càng sở hữu nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của Website với Google. Nếu trang Web của bạn chứa tất cả các nội dung tìm kiếm chính của người dùng về một chủ đề cụ thể thì đây quả thực là một điều rất tuyệt giúp Website của bạn tạo “ấn tượng” với Google đấy!
Như những nội dung vừa chia sẻ, nếu cấu trúc Silo phân loại nội dung một cách riêng biệt theo các nhóm chủ đề có liên quan, thì cấu trúc phẳng lại xếp tất cả các bài viết ngang bằng nhau. Tập hợp bài viết này có thể được nhóm theo chùm thể loại hoặc đơn giản hơn nữa là nhóm theo thời gian đăng tải. Cấu trúc phẳng thường được áp dụng trên các trang Blog truyền thống.
Hiện nay vẫn có khá nhiều SEOer lựa chọn sử dụng cấu trúc phẳng cho Website. Tuy nhiên, cấu trúc Silo sẽ là lựa chọn phù hợp hơn nếu bạn muốn trang Web của mình có hệ thống. Từ đó giúp người đọc có trải nghiệm tuyệt vời hơn trong việc dễ dàng tìm kiếm các nội dung đã được phân nhóm, không điều hướng tới các nội dung lan man và không liên quan.
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về những lợi và hại trong việc sử dụng cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng, hãy cùng suy nghĩ về cách những người nông dân tổ chức lưu trữ nông sản sau khi thu hoạch. Họ chăm sóc tính toàn vẹn của sản phẩm bằng cách lưu trữ từng loại hạt và nông sản cụ thể trong một Silo riêng biệt. Nếu lúa, ngô và khoai cùng các loại nông sản khác được pha trộn với nhau, sản phẩm sẽ có giá trị ít hơn. Đồng thời chúng cũng có thể gây ảnh hưởng tới việc bảo quản cho vụ mùa sau vì mỗi loại nông sản sẽ có một chế độ lưu trữ khác biệt. Việc phân loại nông sản một cách rõ ràng theo các nhóm sẽ giúp tiết kiệm thời gian để lấy hạt giống cho vụ mùa sau và cũng đảm bảo cho chất lượng và độ tinh khiết của hạt giống.
Cũng giống như việc nông dân sử dụng các Silo riêng biệt để lưu trữ các loại khác nông sản nhau, người quản trị Web cũng có thể biến Website thành các Silo cụ thể để phân biệt các chủ đề nội dung khác nhau.
Từ đó, ta sẽ có được một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng cấu trúc Silo, chính là tối ưu cho Search Engine. Việc thực hiện mô hình Silo cho website ngay từ ban đầu giúp giảm thời gian bị dính án phạt Google Sandbox, vấn đề mà những Website mới thường phải đối mặt trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tháng sau khi thành lập.
Sự tương thích và phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong SEO. Việc liên kết các bài viết có liên quan chặt chẽ thành một chủ đề sẽ giúp Google làm rõ mức phù hợp của chủ đề đó và tăng cường yếu tố ngữ cảnh (Semantic) của Web. Thay vì để Website của bạn trở thành một mớ hỗn độn, không được tổ chức và không tập trung vào một chủ đề nhất định, thì chiến lược xây dựng Website cấu trúc Silo sẽ cho biết Website thực sự đang đề cập đến vấn đề gì và giúp vị trí Website của bạn cải thiện đáng kể, trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy cho một chủ đề nào đó.
Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ trao giải thưởng xếp hạng từ khóa hàng đầu cho các Website có cấu trúc rõ ràng và mức độ liên quan của đối tượng phù hợp với các thông tin truy vấn của người dùng.
Mô hình này được phân chia thành 2 loại: Cấu trúc Silo vật lý và Cấu trúc Silo ảo, với những đặc điểm khác nhau.
Cấu trúc Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc Website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. Thông thường, các địa chỉ URL sử dụng Silo vật lý sẽ có áp dụng theo nguyên tắc đặt tên như sau: “Tên Domain/Silopage/Sub-silopage”. Từ cách đặt tên này, một địa chỉ URL có thể cho người dùng và cả Googlebot biết được nội dung của trang đó viết về chủ đề gì.
Ví dụ như: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb. Trong đó:
Các trang web thương mại là ví dụ điển hình thường xây dựng website dựa trên mô hình Silo vật lý này.
Để xây dựng cấu trúc Silo vật lý, bạn phải tạo nên cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ nội dung của Website.
Cấu trúc Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của Website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách các bài viết không liên quan, để nhằm tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.
Nếu cấu trúc Silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì với cấu trúc Silo ảo, chúng được hình thành bởi các Hypertext Link giữa các trang cùng chủ đề.
Trên thực tế, không có Silo vật lý thì việc liên kết các trang liên quan thông qua Text Link (Silo ảo) vẫn có thể mang lại hiệu quả. Nhờ con bọ của các công cụ tìm kiếm đi theo các liên kết này để truy cập và thu thập nội dung của Website.
Bằng việc liên kết các trang có nội dung liên quan, bạn có thể tạo nên sự thống nhất về nội dung cho toàn bộ Website của mình. Bạn nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với Top Landing Page cùng các trang con. Trong đó, các trang con có thể Link ngược lên Silo Landing Page.
Sau khi tìm hiểu về khái niệm cũng như các hình thức của mô hình Silo, hãy cùng bắt tay vào việc xây dựng nên cấu trúc Silo cho Website thông qua 5 bước sau đây:
Đầu tiên, hãy phác thảo rõ ràng về định hướng phát triển Website của bạn, xác định chủ đề chính bạn hướng tới để có cái nhìn sơ bộ về nội dung tổng thể. Để phục vụ cho việc xác định chủ đề cho Website hiệu quả, bạn cũng cần phải xác định đối tượng người dùng sẽ tương tác trên Website của bạn. Đồng thời phân tích đối thủ để xác định cấu trúc Website họ đã xây dựng.
Google đánh giá cao những Website đối thủ với những tiêu chuẩn mà họ đạt được. Bạn nên học tập và áp dụng. Từ đó, Google sẽ dễ dàng nhận diện được Website của bạn, giúp Website tăng cơ hội thăng hạng.
Với lượng nội dung khổng lồ trên Internet, Google Robots đã chia nhỏ các trang trên Web thành từng nhóm Content khác nhau theo từng chủ đề cụ thể. Do đó, xây dựng Website theo cấu trúc Silo sẽ giúp Website của bạn được tối ưu cấu trúc một cách ngăn nắp, phân chia nội dung rõ ràng. Từ đó, Google sẽ dễ dàng nhận diện Website của bạn hơn, giúp Website của bạn được ưu tiên về thứ hạng khi người dùng tìm kiếm.
Như đã thông tin, sẽ có 2 dạng Silo mà bạn có thể triển khai cho trang Web của mình, đó là: Cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo.
Cấu trúc Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc Website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang và nội dung có liên quan với nhau vào cùng một nhóm.
Việc đầu tiên bạn cần làm là nhóm các nội dung chủ đề con về trong một chủ đề chính. Chú ý đảm bảo có ít nhất 5 nội dung con trong một chủ đề chính. Từ đó, Google Robots có thể hiểu được chủ đề chính này một cách thực sự rõ ràng, chính xác nhất.
Cấu trúc Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của Website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan. Từ đó nhằm gia tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.
Để triển khai Silo ảo, bạn cũng thực hiện phân nhóm nội dung như đối với Silo vật lý. Sau khi đã gom nhóm nội dung, việc tiếp theo bạn cần làm là sử dụng các liên kết để tạo nên cấu trúc Silo. Các liên kết này có thể là Internal Link (liên kết nội bộ) kết hợp dùng các Anchor Text, Inbound Link và Outbound Link.
Trước khi có thể tạo dựng Content chất lượng, đầu tiên, bạn cần phân tích đối thủ của mình. Cụ thể, bạn cần so sánh về cả số lượng lẫn chất lượng những nội dung mà đối thủ đã xây dựng. Để việc phân tích đạt hiệu quả cao nhất, hãy tạo một bảng gồm 2 cột, cột thứ nhất để tổng kết về số lượng bài viết, cột thứ 2 về chất lượng của nội dung, bao gồm các yếu tố như: độ dài trung bình, hình thức trình bày, hình ảnh, độ Unique…
Sau khi đã phân tích kĩ càng về nội dung đối thủ xây dựng, hãy nâng cấp nội dung trang Web của bạn để ngang ngửa hoặc vượt trội hơn đối thủ.
Đừng bao giờ vội vã trong việc xây dựng các cấu trúc Silo. Bạn cần chú ý đảm bảo phát triển từng phần. Mỗi Silo cần phải tối ưu triệt để trước khi chuyển sang Silo tiếp theo. Điều này sẽ giúp ích cho việc tạo dựng cấu trúc Silo một cách chặt chẽ và ngăn nắp trên Website của bạn.
Để có thể giải đáp mọi thắc mắc một cách trọn vẹn về cấu trúc Silo, hãy cùng tham khảo một số câu hỏi thường gặp khi triển khai Silo cho Website nhé:
Bạn nên nhắm chọn từ khóa có Volume Search cao cho các Silo Page và lựa chọn từ khóa dài để xây dựng nội dung bài viết. Trong chiến lược Backlink, tỷ lệ Backlink được đề xuất dành cho các Silo Page là 80%. Khi bạn liên kết các nội dung trong Silo Page, các Link Juice sẽ được phân phối tới toàn bộ chủ đề thông qua cấu trúc Silo. Trong khi đó, việc xây dựng Backlink đảm bảo tính thích hợp cho Internal Link Silo.
Một số Website sử dụng cấu trúc URL cho các bài viết chi tiết dưới dạng: Domain.com/Silo-name/Post-name. Để giảm bớt mức độ phức tạp, bạn có thể sử dụng cấu trúc URL theo dạng: Domain/Post-name cho cả Website và cho cả các bài viết chi tiết.
Việc chọn từ khóa cho tất cả các nội dung là rất cần thiết. Bởi chiến lược Backlink tập trung vào Silo page và dòng chảy Link Juice sẽ phân phối xuống các trang con, việc sở hữu các từ khóa có lượng tìm kiếm cao sẽ rất quan trọng đối với các Silo Page.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các từ khóa có độ tìm kiếm từ trung bình đến cao cho các Silo Page. Điều kiện đó là bạn cần xây dựng nên các nội dung chuyên sâu và một bộ Backlink chất lượng.
Tựu chung lại: Cấu trúc Silo là một cấu trúc “bất hủ” mang đến cho Website của bạn những lợi ích vượt trội. Hãy nghiền ngẫm những nội dung trên đây thật kỹ càng để ứng dụng và triển khai Silo Website hiệu quả nhé!