Bạn chưa biết Content Audit là gì, vai trò của chỉnh sửa nội dung? Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu trong nội dung bên dưới nhé. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ giới thiệu các công cụ hỗ trợ Audit Content hiệu quả.
Nội dung luôn đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược SEO hay chiến lược Marketing Online nói chung. Nội dung chất lượng, tuyệt vời sẽ thu hút và giữ chân khách hàng lâu hơn. Hơn thế nữa, nó còn thúc đẩy khách truy cập thực hiện hành động, chuyển đổi thành khách hàng mục tiêu. Thế nhưng không phải lúc nào nội dung cũng đạt chuẩn. Đó là lý do bạn cần đến audit lại nội dung bài viết. Tìm hiểu ngay về audit nội dung cùng Navee Academy trong bài viết dưới đây
Content Audit hay còn được hiểu là quá trình chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung nội dung. Đây là cụm từ chỉ công việc kiểm tra, điều chỉnh những nội dung/URL hiện có trên Website mà bất kỳ team SEO hay đơn vị dịch vụ seo website nào cũng phải thực hiện. Quá trình này giúp bạn nhìn nhận lại và cải thiện các nội dung trên trang của minh. Nhờ đó, bạn có thể đề ra kế hoạch tối ưu nội dung của mình một cách hiệu quả nhằm mang lại thông tin hữu ích, chất lượng nhất cho người dùng, giữ họ ở lại lâu hơn.
Content Audit là công việc vô cùng quan trọng với mọi trang Web. Để kiểm toán nội dung tốt, bạn cần cần có kế hoạch bài bản, phương pháp và quy trình hợp lý để đảm bảo đạt kết quả nhanh chóng và như mong muốn.
Mục đích của Content Audit là hoàn thiện chất lượng nội dung của Blog/Website. Điều này giúp cải thiện thứ hạng của trang Web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, thúc đẩy Traffic. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa, tối ưu các nội dung bài viết còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả SEO, tỉ lệ chuyển đổi,… mà mình sẽ nói rõ hơn bên dưới.
Có thể bạn quan tâm: Đạt Thứ Hạng Cao Trên SERPs Bằng Cách Tối Ưu Hóa Nội Dung
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm, mục tiêu của Content Audit là gì, hãy cùng mình xem xét các dấu hiệu trang Web của bạn cần tiến hành Audit content nhé!
Những Content kém chất lượng sẽ đẩy trang Web của bạn ra khỏi đường đua thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Khách hàng sẽ không ở lại trang lâu, thậm chí thoát lập tức nếu nội dung họ thấy không hữu ích, không đủ hấp dẫn. Thậm chí, người dùng còn có thể mất thiện cảm với thương hiệu, đánh giá xấu trang nếu nội dung trên đó không có giá trị, là nội dung “rác”.
Những nội dung sau được đánh giá là kém chất lượng:
Xem thêm: Bí Quyết Tăng Tỷ Lệ Nhấp Chuột Tự Nhiên Cho Website Của Bạn
Nội dung trùng lặp (Duplicate Content) là tình trạng Content nội bộ bị Copy lại một hay nhiều lần trên chính trang Web. Hoặc nội dung của bạn trùng lặp với nội dung từ những trang Web của người khác.
Sự xuất hiện của Duplicate Content có thể do kỹ thuật thực hiện bị lỗi, vô tình,… Chẳng hạn bạn đã đăng một bài viết giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, sau đó bạn lại đăng bài viết đó trên cả Page tin tức. Đây được xem là Duplicate Content. Trường hợp bạn đăng lại bài viết này trên một trang Web khác, đó vẫn tính là nội dung trùng lặp.
Nội dung trùng lặp sẽ dẫn đến tình trạng ăn thịt từ khóa (Cannibalization). Những bài viết trùng chủ đề sẽ cạnh tranh lẫn nhau khiến từ khóa khó phát triển như mong muốn. Bạn sẽ muốn thực hiện Audit lại các content SEO trên trang ngay khi phát hiện lỗi này nhằm tránh bị Google phạt lỗi Google Panda
Content mỏng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cần phải thực hiện content audit sớm nhất có thể, nó có thể hiểu là các nội dung ít thông tin hoặc thông tin hầu như ít cung cấp giá trị hữu ích gì cho người dùng trong việc làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ. Hoặc khi trang/ bài viết có quá nhiều quảng cáo, nhiều hơn cả nội dung thì cũng bị đánh giá là Content mỏng.
Nội dung mỏng bị các thuật toán của công cụ tìm kiếm như Google đánh giá khá thấp về độ tối ưu. Để tránh các Content mỏng, bạn hãy sáng tạo, hoặc hoàn thiện các nội dung sẵn có sao cho thật hữu ích, hấp dẫn với người dùng. Đồng thời, bạn không nên copy bài viết, tránh trùng lặp nội dung.
Nếu nội dung của bạn không đúng Intent người dùng, không mang lại giá trị, không liên quan chủ đề trang Web hay không đúng với nhu cầu/ ý định tìm kiếm của người dùng thì cũng nên được Audit.
Hãy tưởng tượng bạn đang SEO từ khóa “mua iphone 12” nhưng bài viết lại nói về “top 7 tính năng mới nhất của iphone 12” thì Google sẽ đánh giá bài viết của bạn không đúng với nhu cầu truy vấn của người dùng, từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
Ở phần này, hãy cùng mình khám phá 3 công cụ hỗ trợ Content Audit phổ biến, được các SEOer sử dụng rộng rãi nhất.
Screaming Frog giúp thu thập nội dung trang Web, là công cụ khá toàn diện để hỗ trợ quá trình triển khai Content Audit. Khi bạn phân tích nội dung, Screaming Frog có thể cung cấp các chi tiết như Anchor Text, URL, thông tin thẻ tiêu đề trang (Title), Meta Description, Heading của H1 và H2 trên trang, đếm số từ của Content,…
Đây là trình thu thập thông tin có trả phí, cho phép bạn cải thiện công tác Audit Content. Đồng thời, công cụ này còn và cung cấp tài liệu mới để bạn có thể phân tích tốt hơn.
Ahrefs chắc hẳn không hề xa lạ với các SEOer. Công cụ có trả phí này hỗ trợ thu thập, phân tích số liệu truy cập của những đối thủ trong lĩnh vực của bạn. Nó sẽ giúp bạn đánh giá Page nào thu hút lượt truy cập tốt, Keyword nào có lượt tìm kiếm cao, thứ hạng tốt,… Bạn có thể xem trong danh sách những nội dung tương ứng để tạo Content cho các cụm từ khóa có khả năng tăng hạng tốt.
Bên cạnh đó, SEOer có thể dùng công cụ Google Analytics nhằm có cái nhìn rộng hơn về Content Website để công việc kiểm toán nội dung toàn diện hơn. Google Analytics sẽ cho bạn biết thời gian ở lại, tỷ lệ thoát trang, số lượt truy cập, dữ liệu chuyển đổi theo trang,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về Content Audit và vai trò của nó trong SEO. Đừng ngần ngại thay đổi, hoàn thiện nội dung để trang Web cả mình có thể tăng thứ hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm. Thông qua đó, trang có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn, có thể thuyết phục họ chuyển đổi thành đối tượng khách hàng mục tiêu.