Khắc phục các lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh giúp bạn xây dựng các quan hệ lâu dài, nâng cao uy tín và từng bước xây dựng thành công trong kinh doanh.
Giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kì quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng giao tiếp tốt mà cần phải trải qua quá trình luyện tập và trải nghiệm thực tế. Trong bài viết này Navee Academy sẽ giúp bạn chỉ ra 5 lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh thường gặp nhất.
Một trong những sai lầm thường gặp trong giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh đó chính là do chưa nắm vững kiến thức về sản phẩm mà bạn đang đàm phán. Bởi lẽ mục tiêu lớn nhất của khách hàng là tìm ra giải pháp giúp họ giải quyết được vấn đề.
Do đó chỉ cần bạn tập trung phân tích được những sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng thì khách hàng sẽ không bao giờ bỏ qua sản phẩm của bạn.
Kỹ năng trình bày kém cũng là một trong các lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh mà nhiều người gặp phải. Tức là bạn hiểu rõ về sản phẩm của mình nhưng lại không biết cách trình bày, diễn đạt những thông tin đó đến với khách hàng. Từ đó khiến cho khách hàng khó nắm bắt được thông tin mà bạn cung cấp, không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Để khắc phục điều này trước khi tư vấn cho khách hàng, bạn hãy chuẩn bị cho mình một kịch bản thật chi tiết, chu đáo những điều cần trình bày với khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị thêm những câu hỏi khách hàng có thể quan tâm và những câu trả lời tương ứng một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ thực sự cần thiết.
Nhiều khách hàng đã than phiền rằng họ không được người đàm phán quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của họ. Trên thực tế có không ít người mắc phải vấn đề này, đây là lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh.
Nhiều người có suy nghĩ lầm tưởng rằng đàm phán được thành công thì bản thân người đàm phán phải thuyết phục khách hàng, liên tục nói và nói. Dĩ nhiên điều này sẽ không mang lại lợi ích như chúng ta nghĩ mà càng gây nên khó khăn hơn khi không dự đoán được tâm ý của khách hàng của mình. Bởi thế, nhiều người đàm phán đã đánh mất đi nhiều cơ hội để hiểu rõ về mục đích của khách hàng.
Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy việc cố gắng để tâm và tìm hiểu kỹ những vấn đề của khách hàng để nắm bắt được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất và đạt được thành công.
Một trong những lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh đó là trong nhiều cuộc đàm phán, người đàm phán luôn muốn thể hiện, chứng tỏ bản thân quá mức từ đó hình thành bất đồng quan điểm của hai bên dẫn đến thất bại.
Người đàm phán khéo léo, tâm lý sẽ không tìm cách áp đảo, dạy bảo khách hàng mà luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thể hiện tinh thần trao đổi, chia sẻ và học hỏi khi đàm phán.
Bạn cũng nên chú ý ngôn từ của mình, không nên dùng những lời lẽ, cử chỉ hay thái độ khoe khoang, hung hăng mang tính áp đảo gây khó chịu cho đối tác. Điều này có thể khiến cho cuộc đàm phán không thành công mà còn có nguy cơ chấm dứt mối quan hệ giữa hai bên ngay lập tức.
Do đó lựa chọn phương thức đàm phán tích cực, trên tinh thần là chia sẻ với nhau là lựa chọn khôn ngoan, phù hợp và đạt được thành công trong nhiều cuộc đàm phán.
Nhiều người muốn tạo ấn tượng với khách hàng bằng cách chỉ tập trung chia sẻ với khách hàng những cảm xúc của bản thân. Bạn có nghĩ đây là một cách thức đàm phán phù hợp?
Trên thực tế, những biểu lộ cảm xúc quá mức rất dễ mang lại sự thất bại cho cuộc nói chuyện, tệ hơn nữa khách hàng có thể đánh giá bạn là người không lịch sự, không đáng tin, thậm chí là từ chối thẳng. Vì bản chất của quá trình giao tiếp phải là trao đổi thông tin hai chiều nếu như bạn chỉ tập trung chăm chăm vào việc chỉ nói về cảm xúc cá nhân thì quá trình giao tiếp sẽ bị mất cân bằng dẫn đến thất bại.
Hay thậm chí là khi bạn đang trình bày có khách hàng đột nhiên cáu gắt hoặc từ chối thẳng khi nghe những lời tư vấn của bạn. Cách tốt nhất để giải quyết trường hợp này là bạn đừng cố phân định đúng sai với khách hàng hay tỏ vẻ khó chịu bực bội.
Điều bạn cần là hãy giữ bình tĩnh cho chính mình và cho đối tác, ứng xử lịch sự khéo léo rồi nhanh chóng đưa ra cho đối tác một lời đề nghị phù hợp có lợi cho cả hai bên. Hãy nhớ rằng bạn nên giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất có thể vì khách hàng họ không đủ kiên nhẫn để đợi bạn quá lâu.
Trên đây là 5 lỗi giao tiếp khiến bạn thất bại trong kinh doanh mà Navee Academy muốn chia sẻ tới bạn để đảm bảo cuộc đàm phán thành công và đạt được mục đích của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được và tránh các lỗi trên đây để quá trình kinh doanh luôn đạt được hiệu quả.