Meta Description là gì? 5 yếu tố của một Meta Des SEO top 1

Meta description là gì đã không còn là một khái niệm quá xa lạ trong quy chuẩn bài viết SEO. Vậy để hiểu và tạo nên một đoạn mô tả hiệu quả thì bạn hãy xem ngay các yếu tố ngay bên dưới bài viết này nhé!

Meta Description là gì?

Meta Description là gì? 5 yếu tố của một Meta Des SEO top 1
Meta Description là gì? 5 yếu tố của một Meta Des SEO top 1

Meta Description hay còn được gọi là thẻ mô tả meta – mô tả nội dung của một website/ trang landing page/ bài viết/ sản phẩm một cách ngắn gọn nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cũng như thu hút người dùng truy cập vào website để tìm hiểu thêm thông tin.

Mục đích của thẻ Meta Description

Vậy mục đích của Meta Description là gì? Mục đích của thẻ mô tả này chính là tạo nên sự thu hút cho người đọc, làm rõ hơn ý nghĩa của tiêu đề nhưng không đủ để làm thỏa mãn hành vi tìm kiếm của người từ. Từ đó điều hướng khách hàng truy cập vào trang Web nhằm tìm kiếm thêm thông tin.

Việc tối ưu và có được một đoạn mô tả catchy, phù hợp sẽ giúp làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CTR), gửi tín hiệu cho Google rằng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích, từ đó gia tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của Google.

Mục đích của meta discription là gì?
Mục đích của meta discription là gì?

Nếu trang web hoặc bài viết của bạn không có thẻ Meta Description, Google sẽ tự động lấy một đoạn nội dung mà những con bot của Google cảm thấy là phù hợp, cung cấp nhiều thông tin giá trị nhất để hiển thị khi người dùng tìm kiếm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Google cũng lấy được những đoạn thông tin phù hợp với tiêu đề bài viết, đôi khi Google sẽ hiển thị các đoạn vô nghĩa. Do đó bạn nên chủ động viết mô tả đầy đủ cho các bài viết của mình nhé.

Quy chuẩn của một Meta Description thu hút

Số lượng ký tự (155 – 160)

Google giới hạn số lượng ký tự cho thẻ Meta Description giao động trong 155 ký tự và tối đa 300 ký tự. Song, nếu thẻ mô tả vượt quá 160 ký tự thì sẽ bị hiển thị thành dấu “…” khi người dùng tìm kiếm.

Do đó, việc tối ưu thẻ mô tả trong phạm vi 160 ký tự (Tốt nhất nên là 155 – 160) sẽ giúp nội dung của bạn được thể hiện rõ ràng, đầy đủ và không bị Google cắt mất.

Chứa từ khóa chính và từ khóa phụ

Từ khóa xuất hiện trong thẻ Meta Description là một trong những yếu tố Ranking giúp Website của bạn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể chèn từ một hoặc hai từ khóa chính trong đoạn mô tả, lưu ý bạn không nên chèn từ 3 từ khóa chính bởi lúc này Google sẽ xem như bạn đang cố tình nhồi nhét từ khóa, ảnh hưởng đến thứ hạng bài viết của bạn.

Chèn từ khóa chính, từ khóa phụ vào
Chèn từ khóa chính, từ khóa phụ vào

Bên cạnh từ khóa chính, bạn có thể sử dụng thêm các từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa, từ khóa mở rộng hoặc từ khóa liên quan. Lúc này đoạn mô tả của bạn sẽ trông hay, tự nhiên và đem lại hiệu quả cao hơn, giúp kích thích người đọc tương tác với bài viết nhiều hơn trong Meta Description.

Thẻ Meta cần mô tả được nội dung bài viết

Nếu bạn nghĩ đoạn Meta Description chỉ đơn giản là viết để Google “thích” bài viết của bạn thì… không!

Mục tiêu của Meta Des là cung cấp thông tin cho người đọc, làm rõ ý của tiêu đề và gây thu hút người đọc xem thêm nội dung bài viết bằng cách truy cập vào website.

Do đó, bên cạnh việc hiểu được thẻ Meta Description là gì?, bạn cũng cần mô tả được nội dung của bài viết, đưa ra những nội dung, câu dẫn quan trọng nhằm kích thích người đọc khi viết thẻ mô tả Meta. Nội dung này nên được viết dưới dạng trả lời câu hỏi được đặt ra ở tiêu đề, hoặc nêu lên những vấn đề đánh vào nỗi đau (Pain point) khiến người đọc muốn tìm kiếm câu trả lời trong bài viết.

Sử dụng nút kêu gọi hành động (CTA)

CTA (Call to action) hay còn được biết đến là nút kêu gọi hành động. Đây được xem là mấu chốt giúp cải thiện lượng truy cập cho website của bạn.

Nếu bạn viết đoạn mô tả thông tường,

Cách sử dụng nút CTA
Cách sử dụng nút CTA

Nếu thẻ Meta Description được xem là một “triggger” nhỏ để thu hút người đọc nhấp vào trang Web thì Call to action cũng cần được tận dụng trong nội dung mô tả ngắn gọn ấy nhằm tạo nên một thẻ mô tả hấp dẫn, gọi mời người đọc ở cấp độ cao hơn.

Cùng Navee Academy tham khảo qua một số từ kêu gọi hành động phù hợp cho tất cả bài viết như:

  • Sign up (Đăng ký)
  • Follow/ subscribe (Theo dõi)
  • Try now (Thử ngay)
  • Learn more (Tìm hiểu thêm)
  • Free (Miễn phí)

CTA là một phần của câu chuyện muốn truyền tải, một quảng cáo cần PR, một nội dung hữu ích cần được tiếp nhận,… Vậy nên đừng quên sử dụng chúng.

Meta description cần độc nhất, không trùng lặp

Google là một hệ thống thông minh khi thanh công cụ tìm kiếm này luôn nhận biết được nội dung có bị sao chép hay đạo văn không. Đương nhiên, Google phát hiện ra nội dung của bạn có vấn đề, nội dung ấy sẽ bị đánh lỗi trùng lặp khiến cho bài viết không được đánh giá, xếp hạng thấp. 

Hãy dành thời gian ra để nghiên cứu thẻ Meta Description là gì? , phân tích và xây dựng nên một hệ thống từ khóa, nội dung độc nhất. Soạn thảo nội dung bài viết dựa trên cấu trúc từ khóa ấy thì khả năng trùng lặp xảy ra rất thấp.

Trong công cuộc tối ưu hóa bài viết, trang web chuẩn SEO thì bạn không nên bỏ qua Meta Description, một phần tuy nhỏ nhưng quan trọng. Navee Academy đã bật mí các yếu tố tạo nên thẻ meta hay, hãy cùng áp dụng chúng cho chính trang web của bạn nhé!

Image


    close-link