Slug là một trong những yếu tố mà một Marketer không thể bỏ qua khi triển khai một bài viết chuẩn SEO. Vậy Slug là gì? Vai trò của Slug trong SEO và cách tối ưu Slug hiệu quả là gì? Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Slug được xem là một phần quan trọng của URL đi theo sau tên miền và chúng kết hợp với nhau để tạo nên liên kết permalink, cho phép người dùng truy cập vào trang nguồn của website. Để giúp cho bạn dễ nhận biết Slug là gì?, Slug là phần nằm phía sau dấu “/”. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ:
Slug ở đường link trên là “ve-navee-academy”.
Slug ở đường link trên là “lien-he-tu-van”.
Do đặc tính của Slug chính là khái quát nội dung của trang web nên khi người dùng muốn truy cập vào một website, họ sẽ đọc phần Slug trước để khái quát được nội dung họ muốn tìm kiếm.
Điều đáng chú ý là các URL được tồn tại trên mạng trực tuyến là duy nhất, bạn sẽ không thể tìm thấy hai trang web nào có cùng một URL.
Như chúng ta có thể thấy từ ví dụ sẽ có hai luật cơ bản để triển khai Slug trong WordPress đó là:
Sau khi nắm được hai điều cơ bản trên chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành tạo Slug là gì nhé!
Cho dù đang tạo hoặc đang chỉnh sửa một bài đăng trên WordPress, bạn đều có thể tạo Slug bất cứ lúc nào. Nhấp chuột vào Title Box, hộp bao gồm Permalink và Edit sẽ xuất hiện. Sau đó bạn nhấp vào phần Edit là bạn đã có thể tạo được phần Slug của URL. Khi bạn đã thực hiện đủ thao tác chỉ cần nhấp chuột vào Save và Publish hoặc Update.
Điều quan trọng bạn cần nên nhớ đó là một URL hoặc Slug ngắn gọn, dễ khái quát slug là gì? giúp tăng khả năng tiếp cận đối với người dùng.
Giữa Page Slug và Content Slug sẽ có thao tác tạo Slug là gì? giống hệt nhau. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bạn triển khai Slug cho một trang cực kỳ dễ dàng. Bạn chỉ cần nhấp chuột vào phần Permalink và chọn Edit, tạo một Slug riêng và duy nhất. Vậy là bạn đã hoàn thành tạo Slug cho Page
Đối với Category và Tag, WordPress sẽ có chức năng tự động tạo cho bạn. Nhưng bạn vẫn có thể chỉnh sửa Slug cho Category và Tag theo một cách thủ công.
Đầu tiên bạn vào mục Post/Categories, tìm Category bạn muốn tìm và nhấp chuột vào Edit, sau đó bạn tạo Slug và nhấp Update. Như vậy là đã hoàn thành tạo Slug cho Category.
Tiếp tục cho Tag cũng theo các bước giống Category nhưng thay vì bạn tìm mục Post/Categories thì bạn sẽ phải tìm mục Post/Tags và tạo Slug cho Tag.
Author Slug là một đoạn Slug có bao gồm tên tác giả. Nếu bạn sở hữu website mới hoặc có nhiều người cộng tác cho website bạn có thể triển khai Slug cho mỗi tác giả mà bạn làm việc cùng để họ hiểu slug là gì?
Do WordPress không có tính năng cho phép chỉnh Author Slug nên việc bạn cần làm đó là dùng Plugin Edit Author Slug. Kích hoạt được Plugin việc tiếp theo là chuyển tới Users và chọn người dùng, nhấp chuột vào Edit User. Sau đó bạn kéo xuống cho tới khi thấy được mục Edit User Slug. Đến bước này bạn chỉ cần tạo Slug như những thao tác bên trên là được.
Khi người dùng muốn tra cứu một thông tin nào đó họ sẽ có thói quen tìm kiếm những từ ngữ tập trung vào vấn đề họ muốn tìm. Đó cũng chính là lý do chúng ta nên tạo Slug có chứa từ khóa SEO.
Ngoài ra thêm một yếu tố đó là Slug cũng chính là từ khóa của bài viết, sẽ giúp cho trang web của ta có tần suất xuất hiện trên trang tìm kiếm cao hơn, được công cụ đánh giá tốt và có khả năng tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
Sau khi tìm hiểu slug là gì? tiêu chí để triển khai Slug chuẩn SEO đó là phải chứa từ khóa chủ chốt, bạn sẽ muốn tạo một Slug chứa hết tất cả từ khóa để tối ưu Slug. Tuy nhiên việc hạn chế nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào Slug sẽ giúp cho URL của bạn không bị mất tự nhiên.
Tiêu chí kèm theo dành cho một Slug chuẩn SEO đó là ngắn gọn dễ hiểu và quan trọng là đánh trọng tâm vào từ khóa người dùng muốn tìm kiếm. Chú ý đến điểm này bạn sẽ có thể tạo một Slug của URL một cách tự nhiên và thân thiện với người dùng.
Stop Words ở đây là những từ mang tính phổ biến, chung chung nhưng sẽ không chứa bất kỳ giá trị nào và không có chức năng làm rõ nội dung của trang. Stop Words sẽ một phần ngăn cản việc tối ưu hóa Slug và khiến cho Slug của bạn không đạt được giá trị tìm kiếm như bạn mong muốn.
Những Stop Words ta thường biết đó là “và”, “các”, “của”, … bạn nên hạn chế sử dụng những từ này để thực hiện tốt trong việc tối ưu hóa Slug chuẩn SEO nhé.
Bạn có nhu cầu thay đổi Slug thì toàn bộ URL của bạn cũng sẽ bị thay đổi theo. Người dùng cũng sẽ không truy cập vào được nội dung của bạn theo URL cũ nữa. Do đó bạn nên sử dụng Redirect 301 để chuyển từ Slug cũ sang Slug mới để người dùng có thể tiếp cận được với trang của bạn.
Mong những chia sẻ của Navee Academy sẽ giúp bạn hiểu được Slug là gì? Chúc bạn thành công!