Subdomain là gì – Hướng dẫn tạo Subdomain cho SEO

Bạn có thể dễ dàng tạo miễn phí một tên miền phụ để nó hoạt động như một tên miền thực thụ. Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, bạn cần tìm hiểu khái Subdomain là gì, vai trò cũng như hiệu quả mà nó đem lại cho người dùng được Navee Academy chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Subdomain có thể tạo miễn phí và hoạt động như tên miền thực thụ
Subdomain có thể tạo miễn phí và hoạt động như tên miền thực thụ

Subdomain là gì?

Subdomain còn được gọi là tên miền phụ hay Domain phụ, nó hoàn toàn có thể hoạt động như Website bình thường một cách riêng biệt và có cùng Domain chính. Không ít người chưa phân định rõ Subdomain và Domain. Nếu bạn vẫn còn lẫn lộn giữa hai khái niệm này, hãy xem tiếp nội dung ngay bên dưới nhé.

Phân biệt Domain và Subdomain

Cả hai khái niệm này đều dùng để định danh những tên miền trên Hosting nhưng chúng sẽ có những đặc điểm riêng biệt.

  • Tên đầy đủ của Domain là Addon Domain, cho phép bạn có thể chạy nhiều trang Web trên cùng một Hosting. Domain nằm chung với tên miền chính, tuy nhiên nó sẽ có thư mục khác với tên miền chính. Để dễ hiểu hơn, Domain chính là tên của Website, được tạo ra để khách truy cập và công cụ tìm kiếm có thể phân biệt hai tên miền, hai Website khác nhau.
  • Trong khi đó, Subdomain là tên miền con, tên miền phụ của tên miền chính. Nó có thể sử dụng giống như Domain chính và mang đầy đủ tính chất như Domain chính. Để dễ nhận biết tên miền phụ, bạn có thể để ý rằng chúng sẽ bao gồm tiền tố đằng trước tên của Domain chính. 

Ví dụ tên miền chính là naveeacademy.asia, các Subdomain sẽ có dạng như tintuc.naveeacademy.asia, khoahoc.naveeacademy.asia,…

Mục đích của Subdomain là gì?

Nhiều doanh nghiệp dùng các tên miền con để tạo trang Web riêng cho đối tượng người dùng nhất định
Nhiều doanh nghiệp dùng các tên miền con để tạo trang Web riêng cho đối tượng người dùng nhất định

Subdomain thường được sử dụng với mục đích xây dựng trang Web riêng hướng đến đối tượng người dùng nhất định. Điều này giúp bạn chuyên tâm phục vụ nhóm người dùng này tốt hơn với nội dung, văn phong ngôn ngữ Website phù hợp, thay đổi theo từng vùng. 

Trong quá trình phát triển, thiết kế, quy mô của Blog/trang thương mại điện tử có thể thay đổi, CMS khác nhau. Hoặc bạn muốn dùng Blog với mục đích khác tên miền chính. Lúc này, bạn có thể sử dụng tên miền phụ để tách trang thương mại điện tử, Blog khỏi trang Web chính. 

Bên cạnh đó, tận dụng Subdomain còn nhằm tiết kiệm chi phí khi bạn không phải tốn thêm ngân sách để mua Domain mới. Trong khi đó, bạn vẫn tạo được nhiều trang Web khác dưới dạng tên miền phụ.

Ngoài ra, bạn còn có thể tạo các tên miền phụ để xây dựng trang dành riêng cho thiết bị Mobile. Điều này nhằm mang đến cho người dùng sử dụng thiết bị di động trải nghiệm tốt nhất. 

Khi nào nên sử dụng Subdomain?

Khi ra mắt sản phẩm mới bạn có thể tạo trang riêng với các tên miền phụ
Khi ra mắt sản phẩm mới bạn có thể tạo trang riêng với các tên miền phụ

Bạn nên tận dụng Subdomain trong các trường hợp sau:

  • Bạn muốn quản lý và hỗ trợ các trang Website tối đa nhất có thể: Bạn chỉ cần tách các nhóm sản phẩm/dịch vụ riêng biệt, cụ thể ra các trang Web riêng của Subdomain. Sau đó, bạn phân công cho quản trị viên để quản lý, kiểm soát dễ dàng hơn và nâng cao tính bảo mật.
  • Doanh nghiệp của bạn chuẩn bị ra mắt dịch vụ/sản phẩm mới: bổ sung các website sử dụng tên miền phụ sẽ hỗ trợ bạn tạo một nội dung/chiến dịch thử nghiệm mới cho nhóm khách hàng mục tiêu. 
  • Bạn muốn có công cụ hỗ trợ quảng bá và xây dựng thương hiệu: Bạn có thể tạo trang Web ra mắt dịch vụ/sản phẩm với sự hỗ trợ của tên miền phụ. Việc này vừa cho phép bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng, vừa có thể đưa ra những chiến dịch quảng cáo vô cùng hiệu quả để giúp xây dựng thương hiệu tốt và bền vững.

Cách tạo Subdomain cho SEO

Lựa chọn tên Subdomain 

Đầu tiên, bạn cần nghĩ ra tên miền con đủ ngắn, phù hợp mục đích của trang. Subdomain thường có thể gồm những ký tự từ A-Z, a-z, 0-9 và dấu gạch nối, không có khoảng cách. Quy tắc đặt tên có thể khác nhau tùy nhà cung cấp tên miền. Do đó tốt nhất bạn nên kiểm tra quy định từ nhà cung cấp nhé.

Kích hoạt và cài đặt Subdomain trên Website mới

Subdomain có thể là một phần trong Website sẵn có của bạn
Subdomain có thể là một phần trong Website sẵn có của bạn

Bước này khá phức tạp bởi bạn vừa cần kích hoạt các tên miền phụ, vừa phải xác định vị trí của trang trên Website nữa. Vị trí này có thể nằm trong các trường hợp sau:

  • Vị trí Subdomain có thể ở Website hoặc URL trung gian thứ ba.
  • Tên miền phụ có thể có vị trí tại một phần trong trang Web sẵn có của bạn.
  • Subdomain cũng có thể được đặt ở một trang Web hoàn toàn mới được bạn tạo ra.

Xây dựng và quản lý các tên miền con của Website 

Để quản lý tên miền con, thông qua Control Panel của tài khoản Hosting, bạn vào trình quản lý. Sau đó, từ Control Panel bạn chọn mục Subdomain. Tiếp đến, bạn nhập tên miền phụ bạn muốn xây dựng rồi nhấn nút “tạo” để thực hiện.

Sau khi đã tạo tên miền phụ, bạn vào mục “Liệt kê những tên miền con hiện hành” để xem danh sách những tên miền phụ bạn đã tạo. Bạn có thể quản lý dễ dàng toàn bộ các tên miền của mình từ đây.

Hiểu Subdomain là gì, sử dụng ra sao, bạn sẽ có thể tận dụng nó hiệu quả để đạt mục tiêu mong muốn. Hy vọng thông tin mà Navee Academy cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để lại câu hỏi, thông tin để Navee Academy giải đáp nhé.