Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu ích trong việc hỗ trợ thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp và được ứng dụng rất phổ biến trong kinh doanh.
Phân tích SWOT trong quá trình lập mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển lâu dài. Không chỉ vậy, mô hình SWOT còn được xem là chìa khóa vàng giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội và hạn chế điểm yếu để phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
1. Sơ lược về mô hình SWOT
SWOT là công cụ giúp bạn nắm bắt, ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Cùng Navee Academy tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, lịch sử hình thành của SWOT nhé.
1.1 Khái niệm mô hình SWOT là gì?
Với SWOT, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về sự phát triển của doanh nghiệp mình. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể đánh giá đối thủ cạnh tranh, tìm được giải pháp hiệu quả để xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ,…
SWOT được tạo thành từ các ký tự đầu của 4 từ tiếng Anh: Strengths (tạm dịch là điểm mạnh), Weaknesses (tạm dịch là điểm yếu), Opportunities (nghĩa là cơ hội) và Threats (được hiểu là thách thức). Khi ghép 4 từ lại, chúng ta sẽ có được ma trận SWOT được dùng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp.
Trong đó, Threats và Opportunities là những yếu tố bên ngoài. Còn Strengths và Weaknesses là yếu tố nội bộ doanh nghiệp. Vì thế, về cơ bản phân tích SWOT chính là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
1.2 Lịch sử hình thành
Khái niệm SWOT xuất hiện vào những năm 60 đến 70 của thế kỷ 20. Cha đẻ của mô hình SWOT được cho là Albert Humphrey. Cụ thể hơn, các nhà khoa học vào thời kỳ này gồm Albert Humphrey, Ts. Otis Benepe, Marion Dosher, Birger Lie và Robert Stewart đã nghiên cứu nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không thành công trong việc thực hiện các kế hoạch.
Cuộc khảo sát được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford với danh sách 500 công ty có doanh thu cao nhất (được tạp chí Fortune bình chọn). Cũng chính từ đây, SWOT đã manh nha được hình thành.
Tên gọi ban đầu của SWOT thực chất là SOFT được ghép từ chữ cái đầu của 4 từ: Satisfactory (tạm dịch là thỏa mãn), Opportunity (nghĩa là cơ hội), Fault (tạm dịch là lỗi), Threat (nghĩa là thách thức).
Những năm 1964, yếu tố F được đổi thành W (từ đầu của từ Weakness). Sự thay đổi này do Albert và những cộng sự thực hiện. Từ đó, SWOT chính thức được ra đời. SWOT sau đó được sử dụng tại J W French Ltd vào khoảng năm 1973 và thật sự phát triển hơn.
Tới những năm đầu thế kỷ 21, mô hình SWOT đã được hoàn thiện, mang lại hiệu quả cao, tích cực cho nhiều doanh nghiệp trong việc thống nhất mục tiêu, đề ra kế hoạch mà không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn lực, tư vấn tốn kém khác.
2. Các trường hợp cần áp dụng
Bạn có thể áp dụng mô hình SWOT trong những trường hợp bên dưới:
- Doanh nghiệp cần giải quyết những vấn đề như nguồn lực, cơ cấu tổ chức, năng suất lao động,..
- Sử dụng SWOT trong những buổi Brainstorm sáng tạo ý tưởng.
- Lập kế hoạch, phát triển chiến lược, đưa ra quyết định.
- Doanh nghiệp cần đánh giá chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích SWOT của bản thân, phát triển điểm mạnh, hạn chế hoặc loại bỏ điểm yếu,…
3. Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả
Mô hình SWOT được biểu hiện dạng ma trận có hai cột và hai hàng, chia làm 4 phần tương ứng: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Navee Academy sẽ phân tích rõ hơn ở nội dung bên dưới để bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng mô hình này.
3.1 Điểm mạnh
Strengths tập hợp những yếu tố nội bộ tích cực, có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như:
- Kinh nghiệm, tuổi đời kinh doanh của công ty trên thị trường.
- Năng lực con người, nguồn lực tài chính.
- Chất lượng, giá cả sản phẩm tốt, có chứng nhận uy tín.
- Hoạt động truyền thông hiệu quả, tích cực.
- Văn hóa doanh nghiệp.
- Có Quy trình hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến,…
Bạn có thể trả lời những câu hỏi bên dưới để tìm điểm mạnh của doanh nghiệp:
- So với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn có tài nguyên gì, ưu thế nào vượt trội hơn?
- Lý do khiến khách hàng mục tiêu ấn tượng, yêu thích doanh nghiệp của bạn?
- Sự độc đáo của thương hiệu bạn trên thị trường?,…
3.2 Điểm Yếu
Phần Weaknesses gồm các yếu tố nội bộ mang tính tiêu cực, có thể gây cản sự phát triển của doanh nghiệp như:
- Quy trình đào tạo thiếu bài bản, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
- Thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị chưa đầy đủ.
- Các mối quan hệ hạn chế.
- Mục tiêu,định hướng không rõ ràng.
Để tìm ra điểm yếu, doanh nghiệp hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Nguyên nhân khiến khách hàng lại chọn đối thủ, khiến doanh nghiệp thua kém đối thủ?
- Doanh nghiệp đang đối mặt những khó khăn nào?,…
3.3 Cơ hội
Yếu tố cơ hội trong mô hình SWOT tập hợp các nhân tố mang tính tích cực đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Bạn không thể kiểm soát hay thay đổi các yếu tố này, chẳng hạn:
- Sự thay đổi của thị trường, công nghệ, chính sách của chính phủ liên quan lĩnh vực bạn kinh doanh.
- Đối thủ cạnh tranh phát triển theo hướng xấu.
- Sự thay đổi của thời tiết, lối sống, dân số.
- Đối tác, hợp đồng, chủ đầu tư,…
Khi phân tích yếu tố này, bạn hãy xem xét những câu hỏi sau:
- Làm sao để tận dụng cơ hội, cải thiện khả năng tiếp cận các khách hàng tiềm năng?
- Thị trường đang có xu hướng gì?
- Doanh nghiệp đang chưa khai thác những kênh quảng cáo, truyền thông nào?,…
3.4 Thách thức
Doanh nghiệp có thể gặp những thách thức gồm:
- Những khó khăn, áp lực khi thị trường biến động.
- Cạnh tranh về giá, nhân lực, công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh.
- Công nghệ phát triển khiến doanh nghiệp bạn lạc hậu.
- Sự xuất hiện của những đối thủ mới nổi, mạnh mẽ hơn,…
Bạn hãy trả lời những câu hỏi như bên dưới để xác định được rủi ro nhé:
- Sự phát triển của công nghệ, biến động xu thế thị trường, hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng ngành nghề của tổ chức thế nào?
- Những nguồn lực nào của đối thủ vượt trội hơn doanh nghiệp bạn?,…
4. Áp dụng các ma trận SWOT
Bạn có thể áp dụng mô hình SWOT để áp dụng thực hiện các chiến lược như:
- Chiến lược tận dụng điểm yếu nhằm khai thác cơ hội (W-O).
- Doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu chiến lược tận dụng điểm mạnh đang có nhằm khai thác các cơ hội (chiến lược S-O).
- Chiến lược xác định điểm yếu và lập “rào chắn” để đề phòng thách thức từ bên ngoài (W-T).
- Chiến lược tận dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để ngăn ngừa, đối phó thách thức, rủi ro, thách thức (chiến lược S-T).
5. Ví dụ về mô hình SWOT
Sau đây, Navee Academy sẽ phân tích mô hình SWOT của Coca Cola, công ty nước giải khát nổi tiếng toàn cầu.
- Điểm mạnh:
- Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với thị phần khổng lồ.
- Mạng lưới phân phối có mặt trên nhiều quốc gia.
- Danh mục sản phẩm lớn.
- Có các chiến dịch tiếp thị đẳng cấp.
- Điểm yếu:
- Vài vấn đề liên quan nguồn nước.
- Lo ngại về tỷ giá ngoại tệ.
- Khá phụ thuộc vào thị trường nước giải khát.
- Cơ hội:
- Phát triển thêm đồ uống tốt cho sức khỏe.
- Luôn có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm.
- Thị trường những quốc gia đang phát triển rất tiềm năng.
- Thách thức:
- Chính phủ có một số quy định mới về nước giải khát.
- Thị trường cạnh tranh vô cùng cao.
- Người tiêu dùng tăng nhu cầu về những sản phẩm thân thiện với sức khỏe.
Navee Academy hy vọng bạn đã hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả hơn mô hình SWOT. Không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp, bạn còn có thể sử dụng mô hình này cho chính bản thân. Qua đó, bạn có thể định hướng, xây dựng kế hoạch tương lai hiệu quả.