Paid Media

Paid Media là gì? Hiểu rõ để thực hiện chiến lược Digital Marketing thành công

seo Digital Marketing

Paid Media là một phương tiện truyền thông được nhiều đơn vị sử dụng để giúp các chiến dịch Marketing của mình thành công và mang đến hiệu quả vượt trội. Bạn đã biết về khái niệm Paid Media chưa? Navee Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Có thể thấy rằng việc thực hiện các chiến dịch Marketing là điều không thể thiếu để giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và sản phẩm của mình với khách hàng. Để đảm bảo cho hiệu quả của chiến dịch, việc lập ra một kế hoạch Marketing thật chi tiết, tỉ mỉ đã khó; nhưng việc lựa chọn được một phương tiện truyền thông phù hợp còn khó hơn nữa. 

Trong số các kênh truyền thông được ứng dụng hiện nay thì Paid Media chính là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp để tăng trưởng doanh thu và tăng nhận thức về thương hiệu trong các chiến lược Digital Marketing. 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Navee Academy tìm hiểu về Paid Media và tất cả những thông tin liên quan đến thuật ngữ này nhé!

1. Paid Media là gì?

Khái niệm Paid Media hẳn không còn xa lạ với các Marketer vì đây là phương tiện truyền thông có nhiều ứng dụng nhất trong lĩnh vực Digital Marketing hiện nay. 

Paid Media hiểu đơn giản là truyền thông được trả tiền. Diễn giải chi tiết hơn, đây là các sản phẩm truyền thông mà doanh nghiệp phải tốn phí để thực hiện công tác Marketing cho thương hiệu. Đó có thể là một bài PR đăng trên báo điện tử, một bài viết của KOL có liên quan tới thương hiệu hay các quảng cáo PPC (Pay Per Click)…

Trong Digital Marketing, các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng hình thức truyền thông Paid Media trong giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập hoặc bắt đầu ra mắt một sản phẩm, dịch vụ nào đó để tăng nhận diện công chúng về thương hiệu của mình.

Paid Media là các sản phẩm truyền thông được trả tiền
Paid Media là các sản phẩm truyền thông được trả tiền

2. Các loại hình Paid Media

Hãy cùng tìm hiểu về 5 loại hình Paid Media phổ biến nhất hiện nay để hiểu hơn về khái niệm này nhé!

2.1 Paid Social Media

Paid Social Media, dịch ra tiếng Việt là truyền thông mạng xã hội có trả phí, là loại hình phổ biến nhất hiện nay nhờ vào sự phổ cập “toàn dân” của các trang mạng xã hội. 

Sử dụng truyền thông mạng xã hội là một cách làm rất hiệu quả, dễ dàng tiếp cận được với số lượng công chúng lớn. Vì vậy, nó được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn. Ngay lập tức, nắm bắt nhu cầu này, các nền tảng mạng xã hội cũng đã cung cấp các phương thức quảng cáo yêu cầu trả phí. 

Paid Media có đến 5 loại hình khác nhau: Native Ads, Banner Ads…
Paid Media có đến 5 loại hình khác nhau: Native Ads, Banner Ads…

Với hình thức Paid Media này, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội để lựa chọn được tệp khách hàng tiếp cận theo đúng sở thích, mục tiêu, hành vi, nhân khẩu học, vị trí…

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube, LinkedIn, Twitter… sẽ cung cấp cho người dùng (chủ doanh nghiệp) tài khoản để tạo các quảng cáo hoặc quảng bá các nội dung có sẵn thông qua việc trả phí.

Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội này cũng cung cấp dịch vụ Marketing thông qua các Influencers (người có tầm ảnh hưởng) để thực hiện truyền thông, quảng bá thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp tới người hâm mộ, người theo dõi của họ.

2.2 Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm bao gồm 2 dạng: PPC (Pay Per Click) và PPI (Pay Per Impression). Các dạng quảng cáo này thường xuất hiện các trang báo mạng, trang Website bất kỳ…

Trong đó, PPC là quảng cáo đòi hỏi doanh nghiệp trả phí cho mỗi lần Click chuột của người dùng. Còn PPI là quảng cáo tính phí thông qua mỗi lần hiển thị trên các trang Web, bất kể nó có phát sinh cú Click chuột nào từ người dùng hay không.

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm là một dạng Paid Media hiệu quả
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm là một dạng Paid Media hiệu quả

2.3 Native Ads

Native Ads là các quảng cáo trực quan hoặc văn bản có phần thiết kế phù hợp với phong cách, kiểu chữ, giao diện… của trang Web mà khách hàng đang truy cập. 

Loại quảng cáo này sẽ xuất hiện dưới dạng: In-feed, Nội dung được tài trợ/đề xuất… và có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

2.4 Banner Ads

Banner Ads hay quảng cáo Banners, còn được biết đến thông qua các tên gọi như Display Ads và Web Ads. 

Loại hình Paid Media này thường xuất hiện ở dạng hình ảnh trực quan, được hiển thị trong một thời gian nhất định và dẫn người dùng về trang đích quảng cáo hoặc trang chủ của doanh nghiệp.

Banner Ads là loại hình Paid Media thường thấy ở các trang Website
Banner Ads là loại hình Paid Media thường thấy ở các trang Website

Khi xuất hiện trên các trang Web, loại quảng cáo này có thể xuất hiện ở dạng hình ảnh Popup hoặc Gif. Hiệu suất của quảng cáo sẽ được tính dựa vào số lần nhấp chuột dẫn về trang đích thông qua Banner.

2.5 DOOH và OOH

DOOH (Digital out of home) và OOH (Out of home) là 2 loại hình quảng cáo truyền thống, được sử dụng khi khách hàng không ở nhà, đi mua sắm hay tham gia vào các phương tiện công cộng. 

Quảng cáo DOOH và OOH được thực hiện thông qua các áp phích, băng rôn, ghế đá tại công viên, bến xe…

3. Lợi ích của Paid Media mang lại

Paid Media mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả cho chiến dịch Marketing của mình. Cụ thể như: 

Ứng dụng Paid Media thành công sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Ứng dụng Paid Media thành công sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
  • Paid Media giúp doanh nghiệp hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà họ mong muốn theo đúng các yêu cầu về nhân khẩu học, sở thích, vị trí…
  • Paid Media sở hữu tốc độ lan truyền tốt, mang đến hiệu quả nhanh chóng. Từ đó các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ nhận biết về thương hiệu/sản phẩm ngay lập tức.
  • Paid Media có độ phủ sóng cao cũng như có khả năng định hướng dư luận rất hiệu quả, tạo sự nhận biết thương hiệu rộng rãi.

4. Một số hạn chế trong loại hình truyền thông trả phí

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Paid Media cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục như: 

  • Đôi khi các hình thức Paid Media còn mang lại tỷ lệ phản hồi thấp và đôi khi có thể gây cho khách hàng cảm giác bị làm phiền liên tục.
  • Độ tin cậy đối với các hình thức Paid Media còn chưa cao đối với khách hàng
  • Paid Media được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nên tạo ra sự canh tranh gay gắt trên thị trường, kéo theo áp lực về sự sáng tạo nội dung độc đáo cũng như mức chi phí phải trả cao.

5. Case study thành công về Paid Media

Để có thể hiểu rõ về sự hiệu quả của Paid Media trong các chiến dịch Marketing, Navee Academy sẽ cùng bạn phân tích về một Case Study thành công: Chiến dịch truyền thông của Điện Máy Xanh vào năm 2016.

Hẳn cho tới giờ bạn vẫn còn nhớ về một “cơn lốc màu xanh” mà thương hiệu này mang đến thông qua những Clip quảng cáo vui nhộn, đầy sáng tạo và rất Trendy đúng không nào? Các báo cáo đã nêu, Điện Máy Xanh sử dụng 2 nền tảng là Facebook và Youtube để áp dụng phương tiện truyền thông Paid Media. 

Điện Máy Xanh đã ứng dụng Paid Media rất thành công

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn trong các hình thức Marketing của thương hiệu thông qua các Clip Viral có trả phí, các nội dung đăng tải trên Fanpage thương hiệu…, Điện Máy Xanh đã tạo nên một “cơn lốc màu xanh” rất Trendy trong mùa hè 2016.

Kết quả thống kê của Buzzmetrics cho thấy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, Clip Viral của Điện Máy Xanh đã có tới hơn 400,000 lượt bình luận và chia sẻ. Từ đó tạo nên một dấu ấn hoàn toàn mới, giúp thương hiệu vượt xa các đối thủ khác như Nguyễn Kim, Điện Máy Chợ Lớn, Pico…
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần nắm được để hiểu rõ về Paid Media. Navee Academy hi vọng bạn đã hiểu sâu và có thể áp dụng phương thức truyền thông trả phí này một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày một phát triển.