Digital Marketing đã không còn xa lạ trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để triển khai Digital Marketing hiệu quả trong năm 2021 doanh nghiệp cần làm rõ một số vấn đề dưới đây
Đối với các công ty dù lớn hay nhỏ, khi bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị số luôn phải trả lời những câu hỏi:
- Làm sao để kế hoạch tiếp thị có thể thu hút và giữ chân được khách hàng?
- Phải làm gì để xây dựng kế hoạch Digital Marketing cho cấp quản lý?
- Cách nào để đánh giá độ hiệu quả của hoạt động truyền thông trên Online, đặc biệt là đối thủ của mình?
Và rất nhiều những câu hỏi khác nữa xoay quanh vấn đề này. Để có thể tìm ra câu trả lời cho các điều trên, doanh nghiệp phải “tháo gỡ” được 5 thách thức sau đây:
W(Who) – Ai đang dẫn đầu về thị phần quảng cáo trực tuyến?
Mỗi thương hiệu khi bước vào thị trường số đều muốn giành nhiều thị phần hơn. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn các doanh nghiệp, điều đó thực sự không dễ dàng. Thêm nữa, đa số các công ty đều không biết hoặc không xác định rõ những yếu tố quan trọng tạo nên chỉ số Digital Marketing Share (thị phần số) hiện nay:
- Trong mỗi ngành hàng đặc trưng, mình nên tập trung vào kênh truyền thông nào để tạo lợi thế về Traffic so với đối thủ?
- Kênh bán hàng chính trên E-marketplace là gì? Vai trò của những kênh này ra sao?
- Nên đầu tư các nền tảng E-shop của thương hiệu như nào?
- Trong năm tới, những kênh hay những nền tảng đang sử dụng có còn phù hợp với khách hàng không?
Đây là những yếu tố mỗi doanh nghiệp cần xác định trước khi lập kế hoạch triển khai Digital Marketing. Nếu không làm tốt bước này, có thể bạn sẽ không thể tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả, thậm chí là hoang phí các nguồn lực của mình với những nền tảng không phù hợp.
CI(Customer Insight) – Bạn thực sự hiểu khách hàng của mình như nào?
Đối với một Marketer, việc hiểu rõ khách hàng rất quan trọng. Bởi vì điều này quyết định phần lớn sự thành công khi triển khai Digital Marketing. Đã có một chủ đề dành riêng để nói về việc này, đó là Customer Insight.
Đây là từ để chỉ những vấn đề ẩn sâu bên trong mỗi quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Đó là những mong muốn, nhu cầu thật sự của họ. Và để hiểu được những điều này, các Marketer phải diễn giải, phân tích hành vi và xu hướng của người mua thông các dữ liệu thu được.
Tuy nhiên, việc làm này không dựa vào một hay một vài dữ liệu, mà các nhà tiếp thị phải cần phân tích rất nhiều dữ liệu để có được kết luận cuối cùng.
Việc sử dụng một công cụ để thu thập Data khách hàng như Google Analytics khiến các Marketer gặp nhiều hạn chế. Ngoài những số liệu về lượng truy cập của người dùng, bạn sẽ không biết được các chỉ số Brand Sentiments của khách hàng dành cho bạn và đối thủ. Hoặc những khuyết điểm cần cải thiện về đặc tính sản phẩm. Từ đó, thương hiệu của bạn không tạo được sự khác biệt và gia tăng sự chú ý đối với khách hàng.
Do đó, bạn nên sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đo lường. Thậm chí là nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để cải thiện được các phần còn yếu trên nền tảng số, qua đó giúp ích cho việc triển khai Digital Marketing về sau.
I(Influencer) – Chọn Influencer như nào mới hiệu quả?
Influencer Marketing là gì?
Đây là phương thức Marketing thông qua những người có tầm ảnh hưởng xã hội (Influencer) đến đối tượng mục tiêu. Việc này nhằm tăng sự tương tác và cả lòng tin của họ đối với sản phẩm. Một điều cần lưu ý là Influencer phải có những tác động gián tiếp hay trực tiếp để thúc đẩy hành động của người dùng.
Phương thức tiếp thị này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai Digital Marketing.
Phân loại Influencer
Tuy nhiên, Influencer Marketing cũng tồn tại rất nhiều rủi ro nếu như không có sự am hiểu và chuẩn bị kỹ. Đặc biệt, việc khó khăn nhất của phương pháp tiếp thị này là tìm được những Professional Influencer hay Celebrity có liên quan mật thiết với ngành của bạn. Điều quan trọng hơn là danh sách Citizen Influencer của họ đủ lớn để tạo sự ảnh hưởng.
Chính vì thế, bạn tìm hiểu và phân biệt được những loại Influencer hiện nay:
- VIPs/Celebrities: Những người này là các ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ có tên tuổi như Đen Vâu, Binz, MTP,..v..v.
- Professional Influencer: Đây là những chuyên gia, những người có chuyên môn cao và sức ảnh hưởng đối với một lĩnh vực nhất định như Phùng Thái Học (lĩnh vực Content Marketing).
- Citizen Influencer: Những người tiêu dùng có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên chia sẻ và đánh giá về các sản phẩm.
- New/Community Fanpage: Là những Blog, trang tin tức cung cấp các kiến thức hàng ngày như Navee, Ngáo Content,..
- Fiction Character Fanpage: Đây là một dạng Influencer mới chiếm được nhiều thiện cảm của giới trẻ nhờ những nhân vật hư cấu. Các nội dung thường được thể hiện với phong cách hài hước, độc đáo. Một vài ví dụ bạn có thể biết đó là Thỏ Bảy Màu, Bà Già Kêu Ca,…
Lưu ý khi chọn Influencer
Dựa vào sự phân loại phía trên, tùy vào mức độ và lĩnh vực kinh doanh của công ty mà chọn những “người ảnh hưởng” phù hợp. Hiện nay, việc đánh giá một Influencer không chỉ dựa vào các chỉ số đo lường về lượng Like và lượng Follower trên Fanpage. Điều doanh nghiệp cần quan tâm hơn hết chính là mức độ tương tác, mức độ ảnh hưởng của họ đến nhóm khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó là đánh giá được chất lượng thông tin thật của họ.
HR(Human Resources) – Nguồn nhân lực
Triển khai Digital Marketing cần có sự đầu tư kỹ lưỡng, nếu không chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ rời rạc và không tối ưu. Từ đó, bạn sẽ rơi vào tình trạng lãng phí nguồn nhân lực không đáng. Để hạn chế điều này, bạn cần chuẩn bị những điều sau trước khi thực hiện chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Xác định mục tiêu chiến dịch:
- Tỉ lệ chuyển đổi từ người dùng thành Lead (khách hàng tiềm năng)
- Mức độ chuyển đổi từ Lead thành khách hàng
- Mức độ nhận biết thương hiệu
- Độ tương tác của người dùng
- ….
Phân tích chỉ số Website, Social Media. Từ những chỉ số về lượt Traffic bạn thu được mà có những điều chỉnh hợp lý cho mỗi nên tảng.
Thực hiện những công đoạn này sẽ giúp bạn tối ưu được kế hoạch Digital Marketing của mình. Nên nhớ, điều quan trọng nhất vẫn là dựa vào số liệu đo lường để xác định được những bước đi tiếp theo. Do vậy, cần phải có những công cụ hiệu quả để xác định được những chỉ số chính xác.
T(Tools) – Những công nghệ hỗ trợ cho việc triển khai Digital Marketing
Tìm hiểu những công cụ mà đối thủ của bạn đang áp dụng để làm tối ưu hoạt động Digital Marketing là điều cần thiết. Tuy nhiên, chính bạn cũng phải nghiên cứu và sử dụng những công cụ để cải thiện chiến lược tiếp thị của mình. Dưới đây là một số Tools bạn có thể tham khảo:
Social Media Tool
Hiện nay, rất nhiều người dành thời gian để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội. Chỉ riêng Facebook, tính đến năm 2020 đã có hơn 2,4 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó là rất nhiều ứng dụng khác như Twitter, Instagram cũng đạt những con số người dùng cực cao. Chính vì thế, những công cụ quản lý mạng xã hội đã trở thành các nền tảng hữu ích cho các công ty vừa và nhỏ.
Một số Tool bạn có thể tham khảo:
Công cụ miễn phí:
- Sprout Social
- Wyng
- Woobox
Công cụ trả phí:
- Nanigans
- Facebook’s Power Editor
- Twitter Native Platform
Email Marketing Tool
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, khoảng năm 1971 nhưng Email vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai Digital Marketing. Có thể nói đây là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả nhất về ROI. Các chỉ số sử dụng Email liên tục tăng khoảng 4% một năm.
Một số công cụ dành cho Email Marketing:
- HubSpot Email Marketing
- MailChimp
- Marketo
- GetResponse
Website Testing Tool
Với một trang Web, những thay đổi nhỏ nhất cũng sẽ tạo nên được khác biệt lớn. Bạn chỉ cần thay đổi màu của nút kêu gọi hành động, bạn đã có thể thu hút người dùng chuyển đổi trên Landing Page của bạn.
Những công cụ tối ưu hóa Website mà các bạn có thể tham khảo:
- Unbounce
- Oracle Maxymiser
- Optimizely
- Visual Website Optimizer (VWO)
- Hotjar
Content Creation Tool
Có rất nhiều hình thức để sáng tạo nội dung bao gồm Blog, Video, Infographic,.. Nhưng điều gì sẽ gây được ấn tượng với khách hàng. Người dùng luôn bị gây ấn tượng bởi những hình ảnh độc đáo. Gần đây, đã có rất nhiều công cụ chỉnh sửa hình ảnh được ra đời nhằm đơn giản hóa thao tác tùy chỉnh. Dưới đây, chính là một số Tool tối ưu nhất:
- Landscape by Sprout Social
- Canva
- Visual.ly
Search Engine Optimization Tool
Khi nói đến Digital Marketing, SEO chính là phần sẽ cần những công cụ hỗ trợ nhất. Đặc biệt, trong thế giới SEO ngày càng phức tạp, đã có rất nhiều công cụ xuất hiện để giúp người dùng có thể đơn giản hóa chúng:
- Moz
- SEMRush
- Screaming Frog
Kết luận
Trên đây là những câu hỏi mà mỗi doanh nghiệp cần có câu trả lời. Chúng là những bước quan trọng và sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc triển khai Digital Marketing hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn thắc gì về vấn đề này sau khi đọc bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.